Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Nên Góp Vốn Vào Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài (FDI) Bằng Ngoại Tệ Hay Đồng Việt Nam?

Giới thiệu

Doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài có hoặc không có nhà đầu tư trong nước. Thông lệ phổ biến là các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào một doanh nghiệp FDI bằng ngoại tệ, chẳng hạn như USD, với số tiền bằng loại ngoại tệ cụ thể đó được ghi trong Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Doanh Nghiệp (ERC) và/hoặc Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Đầu Tư (IRC) của doanh nghiệp FDI. Chênh lệch tỷ giá giữa ngày cấp IRC và ngày thực góp vốn thường dẫn đến sự chênh lệch giữa số tiền bằng Đồng Việt Nam (VND) được quy đổi từ vốn góp bằng ngoại tệ và số tiền VND ghi trên IRC.

NHỮNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUAN TRỌNG CỦA THÔNG TƯ 39 VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI VIỆT NAM

Vào ngày 28 tháng 6 năm 2023, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông Tư 6 (Thông Tư 6/2023) để sửa đổi, bổ sung Thông Tư 39/20116 về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng (TCTD) và chi nhánh ngân hàng nước ngoài (CNNHNN). Thông Tư 6/2023 sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 9 năm 2023.

Thông Tư 6/2023 đưa ra quy định kiểm soát chặt chẽ hơn đối với hoạt động cho vay của các TCTD và CNNHNN. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tổng hợp một vài điểm chính của Thông Tư 6/2023.

Bổ sung những nhu cầu vốn không được cho vay

Thông Tư 6 quy định một số trường hợp mới mà TCTD và CNNHNN không được cho vay. Những trường hợp này bao gồm:

Thông Tư Mới về Quản Lý Rủi Ro Môi Trường trong Hoạt Động Cho Vay của Các Ngân Hàng tại Việt Nam

Ngày 23 tháng 12 năm 2022, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông Tư 17/2022 quy định về quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng. Thông tư 17/2022 sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 6 năm2023. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến những điểm chính của Thông tư 17/2022.

1) Phạm vi áp dụng. Tổ chức tín dụng sẽ phải quản lý rủi ro môi trường nếu cho vay các dự án đầu tư sau:

· các dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao;

· các dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường; và

· các dự án ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.

Vai trò của đại diện người sở hữu trái phiếu theo pháp luật Việt Nam

Đại diện người sở hữu trái phiếu được định nghĩa tại Nghị Định 155/2020 là thành viên lưu ký của Tổng Công Ty Lưu Ký Và Bù Trừ Chứng Khoán Việt Nam hoặc công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được chỉ định hoặc lựa chọn để “đại diện” cho quyền lợi của người sở hữu trái phiếu. Tuy nhiên, không rõ đại diện người sở hữu trái phiếu là người đại diện theo pháp luật hay người đại diện theo ủy quyền của người sở hữu trái phiếu.

Bản chất pháp lý về vai trò của đại diện người sở hữu trái phiếu là tương đối quan trọng. Ví dụ, nếu đại diện người sở hữu trái phiếu là người đại diện theo pháp luật của người sở hữu trái phiếu thì người sở hữu trái phiếu không thể trực tiếp thực hiện các quyền của mình theo các điều khoản trái phiếu. Mặt khác, nếu đại diện người sở hữu trái phiếu chỉ là người đại diện theo ủy quyền của người sở hữu trái phiếu thì theo quy định của pháp luật, người sở hữu trái phiếu vẫn có thể trực tiếp thực hiện các quyền của mình theo các điều khoản trái phiếu.