Một số vấn đề liên quan đến quản lý nhà chung cư ở Việt Nam

Chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư ở Việt Nam sẽ phải đóng 2% giá trị mua căn hộ đó để đóng góp vào quỹ bảo trì nhà chung cư (Quỹ bảo trì) và đóng góp hàng tháng vào quỹ vận hành của nhà chung cư (Quỹ vận hành). Hoạt động quản lý nhà chung cư bao gồm quản lý quỹ bảo trì và quỹ vận hành được thực hiện bởi (1) hội nghị nhà chung cư (2) ban quản trị nhà chung cư do hội nghị nhà chung cư lựa chọn và (3) đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư do hội nghị nhà chung cư lựa chọn.

Hiện nay khung pháp lý về quản lý nhà chung cư theo pháp luật Việt Nam tương đối chi tiết. Tuy nhiên, một số vấn đề quan trọng vẫn chưa được quy định đầy đủ như được trình bày dưới đây:

Ủy quyền lại thẩm quyền ký kết của người đại diện theo pháp luật

Người đại diện theo pháp luật kiêm tổng giám đốc có được ủy quyền lại cho người khác để ký thỏa thuận đã được Hội đồng quản trị thông qua nếu người đại diện theo pháp luật đó được Hội đồng quản trị ủy quyền ký vào thỏa thuận này không?

Mặc dù vẫn còn một số lập luận phản bác (như được thảo luận dưới đây), tùy thuộc vào quy định trong điều lệ của công ty liên quan (ví dụ: điều lệ không có quy định cụ thể nào cấm người đại diện theo pháp luật ủy quyền lại cho người khác), có thể cho rằng người đại diện theo pháp luật có thể ủy quyền lại thẩm quyền ký kết của mình cho người khác ký thỏa thuận. Điều này là do:

Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam chuyển đổi thành Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam và ý nghĩa của việc chuyển đổi

Tháng 12 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập VSDC thông qua việc chuyển đổi Trung Tâm Lưu Ký Chứng Khoán Việt Nam (VSD) là cơ quan Nhà Nước trực thuộc Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước (SSC) thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo Luật Doanh Nghiệp 2020. Bộ trưởng Bộ Tài Chính là người đại diện phần vốn Nhà Nước tại VSDC.

Xem xét lại việc soạn thảo điều khoản và điều kiện trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ ở Việt Nam

Trong bối cảnh thị trường trái phiếu Việt Nam còn nhiều xáo trộn và chưa có dấu hiệu cải thiện, Chính phủ tiếp tục thay đổi khung pháp lý liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam. Quy định mới nhất là quy định của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC) về đăng ký, lưu ký, thanh toán và thực hiện quyền đối với trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ (Quy Định Về Trái Phiếu Riêng Lẻ Của VSD). Trên cơ sở Quy Định Về Trái Phiếu Riêng Lẻ Của VSD mới đây và những khó khăn hiện tại đối với người sở hữu trái phiếu trong việc thực thi quyền của mình theo các điều khoản và điều kiện của trái phiếu đã phát hành trước đó (điều khoản tiêu chuẩn), đã đến lúc các điều khoản và điều kiện của trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phải được soạn thảo khác đi nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi cho người nắm giữ trái phiếu. Dưới đây chúng tôi thảo luận về một số hướng cải thiện có thể được đưa vào các điều khoản và điều kiện của trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ mới: