Bán Và Cho Thuê Lại “Quyền Thuê” Đất Hàng Năm Theo Luật Đất Đai 2024 Tại Việt Nam

Luật Đất Đai 2024 có những sửa đổi quan trọng về chế độ sử dụng đất ở Việt Nam. Một trong những sửa đổi thú vị nhất đó là người sử dụng đất mà Nhà Nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm (người sử dụng đất đó được gọi là Người Sử Dụng Đất Hàng Năm) hiện giờ có thể cho người khác thuê lại đất hoặc, với những điều kiện nhất định, bán đất (thông qua việc cho thuê lại hoặc bán quyền thuê đất) cùng với tài sản gắn liền với đất thuê đó cho người khác. Trước đây, hầu hết chỉ những người sử dụng đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê mới có thể cho người khác thuê lại hoặc bán đất cho người khác. Theo quan điểm của chúng tôi, nếu được thực hiện một cách phù hợp, sửa đổi mới này có thể cải thiện đáng kể nguồn cung của thị trường bất động sản.

Luật Đất Đai 2024 – Những Sửa Đổi Đáng Chú Ý Đối Với Quy Định Về Đất Khu Công Nghiệp Ở Việt Nam

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày một số thay đổi quan trọng trong quy định về đất khu công nghiệp theo Luật Đất Đai 2024.

Chủ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng có vốn Nhà Nước

·         Đối với các địa bàn ưu đãi đầu tư (có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn) không thu hút được các nhà đầu tư tư nhân, Luật Đất Đai 2024 cho phép Nhà Nước cho thuê hoặc giao đất cho đơn vị sự nghiệp công lập để xây dựng các khu công nghiệp.

Cơ Chế Tính Toán Khung Giá Phát Điện cho các Nhà Máy Điện Mặt Trời/Điện Gió sau FiT

Vui lòng tải về bản pdf tại Đây.

Sau khi chính sách giá mua điện ưu đãi (FiT) đối với các dự án điện mặt trời và điện gió tại Việt Nam hết hạn, giá bán điện của các nhà máy điện mặt trời và điện gió tại Việt Nam hiện nay sẽ do các bên đàm phán trong hợp đồng mua bán điện (PPA) nhưng phải nằm trong khung giá phát điện (GPĐ) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Với mục tiêu đó, ngày 1 tháng 11 năm 2023, Bộ Công Thương (BCT) đã ban hành Thông Tư 19 quy định phương pháp xây dựng khung GPĐ cho các nhà máy điện mặt trời và điện gió (Thông Tư 19).

Cụ thể, Thông Tư 19 quy định quy trình phải thực hiện hàng năm để tính toán giá trị tối đa của khung GPĐ để trình Bộ Công Thương phê duyệt.

Thỏa Thuận về ROFO, ROFR, Quyền Được Cùng Bán và Quyền Buộc Bán Cùng Có Thể Hoạt Động Như Thế Nào Trong Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hai Thành Viên Trở Lên Tại Việt Nam?

Trong thỏa thuận thành viên (hoặc hợp đồng liên doanh) giữa các thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (Công Ty TNHH Hai Thành Viên Trở Lên), các thành viên thường thỏa thuận về các hạn chế chuyển nhượng phần vốn góp khác nhau như quyền được chào bán đầu tiên (ROFO), quyền được từ chối đầu tiên (ROFR), quyền được cùng bán hoặc quyền buộc bán cùng. Các [hạn chế] chuyển nhượng phần vốn góp này nhằm mục đích để các bên kiểm soát cơ cấu tỷ lệ sở hữu phần vốn góp trong Công Ty TNHH Hai Thành Viên Trở Lên và việc các bên rút vốn khỏi Công Ty TNHH Hai Thành Viên Trở Lên. Tuy nhiên, việc thực hiện các thỏa thuận hạn chế chuyển nhượng như vậy có thể mâu thuẫn với các hạn chế chuyển nhượng phần vốn góp theo quy định tại Điều 52 Luật Doanh Nghiệp 2020. Do đó, thỏa thuận thành viên có liên quan đến Công Ty TNHH Hai Thành Viên Trở Lên nên có điều khoản cụ thể để giải quyết những mâu thuẫn đó.