Điểm mới trong Luật Giao dịch điện tử có thể ảnh hưởng như thế nào đến việc ký kết hợp đồng bằng cách trao đổi bản pdf tại Việt Nam?

Trong bối cảnh hiện đại, việc kí kết hợp đồng thông qua việc tạo ra những bản hợp đồng đã thỏa thuận dưới dạng pdf và trao đổi giữa các bên liên quan thay vì kí và trao đổi các bản tài liệu giấy ngày càng phổ biến. Trước đây, Luật Giao dịch điện tử 2005 cho phép các bên có sự linh hoạt đáng kể trong việc thỏa thuận về các hình thức ký hợp đồng thông qua việc tạo và trao đổi các bản sao pdf. Tuy nhiên, kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2024, một số quy định mới của Luật Giao Dịch Điện Tử năm 2023 (Luật GDĐT 2023) có thể ảnh hưởng đến cách thức các bên kí hợp đồng thông qua việc tạo và trao đổi các bản pdf của hợp đồng đã thỏa thuận. Cụ thể,

Luật Đất Đai 2024 – Cơ Sở Pháp Lý Rõ Ràng Hơn Cho Các Dự Án BCC Có Sử Dụng Đất

Bối cảnh

Theo cấu trúc hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), các bên trong BCC không thành lập pháp nhân mà thường sử dụng các nguồn lực sẵn có của mình, bao gồm cả quyền sử dụng đất (QSDĐ) để hợp tác kinh doanh. Bên có QSDĐ (Chủ Đất) sẽ "góp" QSDĐ của mình vào BCC và cho phép bên kia (Bên Phát Triển) phát triển nhà/công trình xây dựng trên đất, trong khi đó, Chủ Đất vẫn sẽ giữ quyền sở hữu đối với QSDĐ này.

So sánh quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế trong nước theo Luật Đất Đai 2013 và Luật Đất Đai 2024

Bài viết này sẽ so sánh quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất là tổ chức kinh tế trong nước (TCKT Trong Nước) theo Luật Đất Đai 2013 và Luật Đất Đai 2024. Bài viết này sẽ so sánh đối với hình thức giao đất/cho thuê đất trả tiền một lần và thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm.

Ủy Quyền Mở Và Sử Dụng Tài Khoản Ngân Hàng Của Văn Phòng Đại Diện

Mặc dù trên thực tế, Trưởng Văn Phòng Đại Diện (VPĐD) thường thay mặt cho VPĐD để mở và sử dụng tài khoản ngân hàng của VPĐD, nhưng cũng có những trường hợp công ty mẹ muốn ủy quyền cho người khác (Người Được Uỷ Quyền) để thực hiện các công việc này. Câu hỏi đặt ra là việc ủy quyền như vậy có hợp pháp không và liệu xác nhận của Trưởng VPĐD đối với giấy ủy quyền đó (POA) có cần thiết hay không.

Câu trả lời ngắn gọn: Bên ủy quyền cho Người Được Ủy Quyền nên là VPĐD thay vì công ty mẹ. Nếu bên ủy quyền là công ty mẹ thì việc ủy quyền đó nên được Trưởng VPĐD với tư cách là “người đại diện theo pháp luật” của VPĐD xác nhận. Sự xác nhận này sẽ đóng vai trò như một ủy quyền đồng thời bởi VPĐD.