Tính thuế đối với một dự án nhà máy nhiệt điện than độc lập (IPP) ở Việt Nam

Phương thức xác định giá hợp đồng mua bán điện (HĐMB Điện) được quy định tại Thông Tư 56 của Bộ Công Thương (BCT) ngày 19 tháng 12 năm 2014, như được sửa đổi, bổ sung (Thông Tư 56/2014). Thông Tư 56/2014 sẽ điều chỉnh HĐMB Điện của (i) nhà máy điện không phải là nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu, nhà máy điện BOT độc lập, nhà máy điện sử dụng năng lượng tái tạo và (ii) các nhà máy chưa có cơ chế riêng do BCT ban hành.

Đơn giá nói chung bao gồm các thành phần sau:

Đơn Giá = Giá Cố Định + Giá VH&BD Cố Định + Giá Nhiên Liệu + Giá Vận Chuyển Nhiên Liệu Chính

Trong đó:

·         Giá Cố Định là một số cố định được xác định trước cho toàn bộ quá trình thực hiện của dự án. Giá cố định được tính toán sao cho tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (internal rate of return) của dự án nhà máy điện sẽ không vượt quá tỷ lệ quy định (tức là 10% hoặc 12% tùy thuộc vào từng trường hợp).                        

·         Giá VH&BD Cố Định là giá vận hành và bảo dưỡng cố định, là tổng giá của (i) giá cố định cho chi phí sửa chữa lớn, chi phí thiết bị và dịch vụ; và (ii) giá cố định cho chi phí nhân công. Thay đổi do lạm phát sẽ được phản ánh trong việc tính toán giá điện. Tuy nhiên, thay đổi này được giới hạn ở mức 2,5% mỗi năm, thấp hơn tỷ lệ lạm phát hàng năm thông thường ở Việt Nam.

Nhìn Rõ Hơn Về Việc Sử Dụng Tài Khoản DICA Cho Các Giao Dịch M&A Tại Việt Nam - Phần 2

Định nghĩa không rõ ràng về 51% FIE

Theo Thông Tư 6/2019, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FIE), phải mở DICA bao gồm (1) doanh nghiệp được thành lập bởi các nhà đầu tư nước ngoài (có hoặc không có đối tác trong nước) (Incoporated FIE); và (2) các doanh nghiệp không thuộc (1) nhưng 51% vốn điều lệ thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (51% FIE). Thông thường, 51% FIE sẽ được coi là một FIE, 51% vốn điều lệ của công ty đó thực sự được sở hữu bởi các nhà đầu tư nước ngoài (Actual 51% FIE). Tuy nhiên, Thông Tư 6/2019 quy định rằng 51% FIE bao gồm các doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn hoặc mua cổ phần dẫn đến việc nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 51% vốn điều lệ của FIE. Việc sử dụng từ “dẫn đến” chỉ ra rằng một 51% FIE có thể là một công ty 100% được sở hữu trong nước, mà có các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng có thể mua lại từ 51% vốn điều lệ trở lên (Future 51% FIE). 

Còn quá sớm để biết được ý định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) là gì. Câu chữ của Điều 8.1 Thông Tư 6/2019 dường như chỉ ra rằng 51% FIE theo Thông Tư 6/2019 bao gồm cả Future 51% FIE. Mặt khác, như vậy là đi ngược lẽ thường khi coi Future 51% FIE là 51% FIE, điều mà có thể dẫn đến thêm những khó khăn và nhầm lẫn trong việc áp dụng Thông Tư 6/2019 như được thảo luận thêm dưới đây. Ngoài ra, việc coi Future 51% FIE giống như Actual 51% FIE có thể được coi là trái với Điều 23.1 của Luật Đầu Tư 2014. Theo Điều 23.1 của Luật Đầu Tư 2014, chỉ có Actual 51% FIE cần tuân thủ các thủ tục đầu tư áp dụng cho các nhà đầu tư nước ngoài (bao gồm cả việc sử dụng DICA).

Nhìn Rõ Hơn Về Việc Sử Dụng Tài Khoản DICA Cho Các Giao Dịch M&A Tại Việt Nam - Phần 1

Nhìn rõ hơn về Thông Tư 6/2019 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) thì thấy rằng văn bản này có thể gây ra nhiều vấn đề hơn là giải quyết được. Vấn đề mấu chốt theo Thông Tư 6/2019 là việc sử dụng rộng rãi hơn của “tài khoản vốn đầu tư trực tiếp” (thường được gọi là DICA).

Để hiểu vấn đề thì sẽ cần biết DICA hoạt động như thế nào. Theo quy định về ngoại hối, DICA phải được mở bởi một công ty tại Việt Nam, có “đầu tư trực tiếp nước ngoài” (FIE). Nhà đầu tư/cổ đông nước ngoài của một FIE sẽ góp vốn vào FIE bằng cách chuyển tiền vào DICA. Các nhà đầu tư/cổ đông nước ngoài cũng sẽ rút lại tiền khỏi Việt Nam bằng cách chuyển tiền từ DICA sang các tài khoản ngân hàng của họ (ngay cả trong trường hợp nhà đầu tư/cổ đông nước ngoài bán khoản đầu tư của mình cho nhà đầu tư khác). Việc dàn xếp đơn giản này vận hành tốt cho các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đơn giản vào những năm 1990, khi mà các hoạt động M&A còn hạn chế và các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu là các nhà sản xuất nước ngoài không có kế hoạch bán khoản đầu tư của họ trong tương lai.

HƯỚNG DẪN MỚI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (NHNN) VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

Luật sư M&A tại Việt Nam thường tốn rất nhiều thời gian (và chi phí của khách hàng) để tìm ra cách thức và thời điểm nên thực hiện thanh toán cho giao dịch M&A. Điều này một phần là do NHNN chưa ban hành bất kỳ hướng dẫn nào về kiểm soát ngoại hối đối với hoạt động đầu tư theo Luật Đầu Tư 2014 kể từ năm 2015. Hy vọng từ tháng 9 năm 2019 tình hình sẽ được cải thiện đáng kể nhờ Thông Tư 6/2019 mới của NHNN. Theo Thông Tư 6/2019,

·        Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, mà phải mở Tài Khoản Vốn Đầu Tư Trực Tiếp (Direct Investment Capital Account) (DICA), bao gồm nhưng không giới hạn, (1) doanh nghiệp được thành lập bởi, bên cạnh những người khác, các nhà đầu tư nước ngoài và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCNĐKĐT), và (2) doanh nghiệp ban đầu được thành lập bởi các nhà đầu tư Việt Nam nhưng sau đó được các nhà đầu tư nước ngoài mua lại và sở hữu từ 51% trở lên vốn điều lệ của các doanh nghiệp đó. Trước đây, các doanh nghiệp tại trường hợp (2) không bắt buộc phải mở DICA nếu họ không có Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Đầu Tư. Tuy nhiên, dường như một doanh nghiệp là công ty con của doanh nghiệp có DICA thì không bắt buộc phải mở DICA.