Nhìn Rõ Hơn Về Việc Sử Dụng Tài Khoản DICA Cho Các Giao Dịch M&A Tại Việt Nam - Phần 2

Định nghĩa không rõ ràng về 51% FIE

Theo Thông Tư 6/2019, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FIE), phải mở DICA bao gồm (1) doanh nghiệp được thành lập bởi các nhà đầu tư nước ngoài (có hoặc không có đối tác trong nước) (Incoporated FIE); và (2) các doanh nghiệp không thuộc (1) nhưng 51% vốn điều lệ thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (51% FIE). Thông thường, 51% FIE sẽ được coi là một FIE, 51% vốn điều lệ của công ty đó thực sự được sở hữu bởi các nhà đầu tư nước ngoài (Actual 51% FIE). Tuy nhiên, Thông Tư 6/2019 quy định rằng 51% FIE bao gồm các doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn hoặc mua cổ phần dẫn đến việc nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 51% vốn điều lệ của FIE. Việc sử dụng từ “dẫn đến” chỉ ra rằng một 51% FIE có thể là một công ty 100% được sở hữu trong nước, mà có các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng có thể mua lại từ 51% vốn điều lệ trở lên (Future 51% FIE). 

Còn quá sớm để biết được ý định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) là gì. Câu chữ của Điều 8.1 Thông Tư 6/2019 dường như chỉ ra rằng 51% FIE theo Thông Tư 6/2019 bao gồm cả Future 51% FIE. Mặt khác, như vậy là đi ngược lẽ thường khi coi Future 51% FIE là 51% FIE, điều mà có thể dẫn đến thêm những khó khăn và nhầm lẫn trong việc áp dụng Thông Tư 6/2019 như được thảo luận thêm dưới đây. Ngoài ra, việc coi Future 51% FIE giống như Actual 51% FIE có thể được coi là trái với Điều 23.1 của Luật Đầu Tư 2014. Theo Điều 23.1 của Luật Đầu Tư 2014, chỉ có Actual 51% FIE cần tuân thủ các thủ tục đầu tư áp dụng cho các nhà đầu tư nước ngoài (bao gồm cả việc sử dụng DICA).

Cơ Chế Hoàn Thành Giao Dịch M&A Tại Việt Nam Với Nhiều Đại Diện Theo Pháp Luật Và Con Dấu Doanh Nghiệp, Và Nộp Đơn Trực Tuyến

Nhiều quy định của Luật Doanh Nghiệp 2014 giờ đây có thể cho phép các bên trong giao dịch M&A tại Việt Nam được linh hoạt hơn trong việc thiết kế một cơ chế hoàn thành. Cụ thể,

·        Nhiều đại diện theo pháp luật – Trong một giao dịch M&A liên quan đến thay đổi quyền kiểm soát, bên mua sẽ muốn kiểm soát vị trí người đại diện theo pháp luật vào ngày hoàn thành. Nhưng điều này đòi hỏi việc đăng ký với Cơ Quan Đăng Ký Kinh Doanh. Nhiều bên bán không muốn thay đổi vị trí người đại diện theo pháp luật trước khi hoàn thành mà chưa nhận được khoản thanh toán giá mua.

 Trước đây, một công ty chỉ có thể có một người đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên, theo Luật Doanh Nghiệp 2014, một công ty có thể có hai hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Nhờ đó, các bên có thể thỏa thuận rằng công ty mục tiêu sẽ có hai người đại diện theo pháp luật được chỉ định bởi bên bán và bên mua. Người đại diện theo pháp luật được chỉ định bởi bên bán sẽ tiếp tục điều hành công ty mục tiêu cho đến khi chấm dứt và sẽ từ chức khi hoàn thành giao dịch. Người đại diện theo pháp luật của bên mua sẽ nắm quyền kiểm soát vào thời điểm hoàn thành. Và sau khi hoàn thành, công ty mục tiêu sẽ hủy đăng ký người đại diện theo pháp luật được chỉ định bởi bên bán.

MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỦA VIỆT NAM (DNNN) DƯỚI SỰ KIỂM SOÁT CỦA “SIÊU ỦY BAN”

Kể từ cuối năm 2018, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp (CMSC) sẽ trở thành Cơ quan Đại diện Chủ sở hữu mới của 19 DNNN lớn bao gồm Tổng công ty Đầu tư vốn Nhà nước (SCIC), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Sự thay đổi này khiến một số DNNN cùng có CMSC là Cơ quan Đại diện Chủ sở hữu chung, điều này có thể khiến các DNNN này trở thành người có liên quan theo Luật doanh nghiệp 2014, bởi vì:

·         Theo Điều 4.17 của Luật Doanh nghiệp 2014, người có liên quan của một DNNN (DNNN Thứ Nhất) có nghĩa là (i) bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân nào; và (ii) tổ chức hoặc cá nhân này có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với DNNN Thứ Nhất theo các trường hợp quy định tại Điều 4.17(a) đến 4.17(h) của Luật Doanh nghiệp 2014;

·         Được xem như là một pháp nhân theo Điều 76.2 của Bộ luật Dân sự 2015, CMSC được coi là một tổ chức có thể kiểm soát quá trình ra quyết định và hoạt động của DNNN Thứ Nhất thông qua cơ quan quản lý của DNNN Thứ Nhất đó. Do vậy, CMSC là người có liên quan của DNNN Thứ Nhất theo Điều 4.17(c) của Luật Doanh Nghiệp 2014; và

NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG DỰ THẢO SỬA ĐỔI GẦN NHẤT CỦA LUẬT CHỨNG KHOÁN 2006

Dự thảo sửa đổi Luật Chứng Khoán 2006 mới nhất, so với dự thảo trước đó, đưa ra những điểm mới sau đây, bao gồm nhưng không giới hạn:

·           “Sở hữu gián tiếp” chứng khoán được xác định có nghĩa là việc sở hữu chứng khoán thông qua một “người có liên quan” hoặc thông qua ủy thác đầu tư.

·           Tiêu chí đánh giá một nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp được giảm xuống. Một công ty có vốn điều lệ đã góp đạt 100 tỷ đồng (khoảng 4,5 triệu đô la Mỹ) thay vì 1.000 tỷ đồng giờ đây có thể đủ điều kiện được công nhận như một nhà đầu tư chuyên nghiệp. Một cá nhân nắm giữ danh mục chứng khoán niêm yết đạt 2 tỷ đồng (thay vì một lượng giao dịch đạt 2 tỷ đồng mỗi tháng) hoặc thu nhập chịu thuế năm gần nhất đạt 1 tỷ đồng giờ đây có thể đủ điều kiện được công nhận như một nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Việc được công nhận như một nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là điều rất quan trọng vì chỉ có nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hoặc nhà đầu tư chiến lược mới có thể tham gia vào một đợt chào bán cổ phần riêng lẻ của một công ty đại chúng.