Cầm cố tài sản vô hình ở Việt Nam

Cầm cố tài sản là giao dịch trong đó một bên (bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Luật không nêu rõ hành động nào có thể được coi là “giao” tài sản. Do đó, việc một bên có thể sử dụng tài sản vô hình như quyền đòi nợ để làm tài sản cầm cố hay không là không rõ ràng.

Một mặt, định nghĩa cầm cố gợi ý rằng tài sản cầm cố phải là hữu hình để tài sản đó có thể được giao hoặc chuyển đến cho bên nhận cầm cố. Theo đó, tài sản vô hình không thể cầm cố được vì nó không thể được giao về mặt vật lý bởi một bên cho bên khác.

Mặt khác, trong luật có những điều khoản gợi ý rằng cầm cố tài sản vô hình có thể được cho phép vì:

Đăng ký thế chấp chứng khoán đại chúng tại Tổng Công Ty Lưu Ký và Bù Trừ Chứng Khoán Việt Nam

Theo Luật Chứng Khoán mới năm 2019, Tổng Công Ty Lưu Ký và Bù Trừ Chứng Khoán Việt Nam (VSDCC) sẽ thay thế cho Trung Tâm Lưu Ký Chứng Khoán Việt Nam hiện nay và sẽ có thẩm quyền đăng ký biện pháp bảo đảm (như cầm cố hoặc thế chấp) đối với chứng khoán đã đăng ký tập trung tại VSDCC (chứng khoán đại chúng). Hiện nay, biện pháp bảo đảm đối với chứng khoán đại chúng được đăng ký tại NRAST, một cơ quan thuộc Bộ Tư Pháp. Mặc dù chưa rõ ràng, việc đăng ký thế chấp chứng khoán đại chúng dường như sẽ được thực hiện tại VSDCC thay vì đăng ký tại NRAST. Việc đăng ký các biện pháp bảo đảm đối với chứng khoán đại chúng tại VSDCC sẽ phụ thuộc vào hướng dẫn của Chính Phủ. Tuy nhiên, việc thay đổi về quyền hạn mới của VSDCC có thể phát sinh một số vấn đề như sau:

Miễn Trừ Chào Mua Công Khai Theo Luật Chứng Khoán 2019

Theo Luật Chứng Khoán 2019, liên quan đến một công ty cổ phần đại chúng (công ty mục tiêu), những chủ thể rơi vào các trường hợp phải chào mua công khai không phải thực hiện chào mua công khai trong một số trường hợp nhất định. Cụ thể:

· Trường Hợp 1: Mua cổ phiếu mới phát hành, dẫn đến quyền sở hữu đạt đến giới hạn bắt buộc chào mua công khai, theo phương án phát hành đã được Đại Hội Đồng Cổ Đông của công ty mục tiêu thông qua.

· Trường Hợp 2: Nhận chuyển nhượng cổ phiếu có quyền biểu quyết, dẫn đến quyền sở hữu đạt đến giới hạn bắt buộc chào mua công khai, như đã được thông qua bởi Đại Hội Đồng Cổ Đông của công ty mục tiêu. Trong trường hợp này, Đại Hội Đồng Cổ Đông phải xác định rõ đối tượng chuyển nhượng và đối tượng nhận chuyển nhượng.

Thay Đổi Đối Với Quy Định Về Chào Mua Công Khai Tại Việt Nam - Các Trường Hợp Phải Chào Mua Công Khai

Bảng dưới đây liệt kê các trường hợp theo đó các quy định chào mua công khai áp dụng đối với một công ty cổ phần đại chúng (công ty mục tiêu) sẽ được kích hoạt theo Luật Chứng Khoán 2006 và Luật Chứng Khoán 2019 (xem thêm thảo luận tại Đây):