Nghị Định 155/2020 Thi hành Luật Chứng Khoán Việt Nam 2019 - Công Ty Đại Chúng

Vào tháng 12 năm 2020, Chính Phủ đã ban hành một trong những Nghị Định toàn diện nhất, Nghị Định 155/2020 thi hành Luật Chứng Khoán 2019. Nghị Định 155/2020 gồm 311 điều, dài 140 trang. Chúng tôi sẽ đề cập đến các phần của Nghị Định 155/2020 trong một loạt các bài viết trên blog. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến các vấn đề mới liên quan đến các công ty đại chúng ở Việt Nam.

· Các cuộc họp của Đại Hội Đồng Cổ Đông (ĐHĐCĐ) - Nghị Định 155/2020 giờ đây yêu cầu thành viên Hội Đồng Quản Trị (HĐQT) và Ban Kiểm Soát tham dự các cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên để trả lời các câu hỏi của cổ đông (nếu có). Trường hợp khẩn cấp mà thành viên HĐQT và Ban Kiểm Soát không tham dự được thì thành viên đó phải báo cáo bằng văn bản với HĐQT và Ban Kiểm Soát.

· Đại diện tổ chức kiểm toán của công ty đại chúng cũng có trách nhiệm tham dự cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên của công ty, nếu có các khoản ngoại trừ trọng yếu về báo cáo tài chính đã được kiểm toán hàng năm của công ty.

Quy định mới về thu giữ cổ phiếu và chứng khoán đã đăng ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán

Ngày 26/08/2010, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD) ban hành Quyết Định 154/QD-VSD (Quyết Định 154/2020) cho phép bên cho vay nhận khoản thế chấp đối với cổ phiếu hoặc chứng khoán đã đăng ký tại VSD (Chứng Khoán Đại Chúng) được phép yêu cầu VSD chuyển giao Chứng Khoán Đại Chúng được cầm cố hoặc thế chấp cho một bên thứ ba do bên cho vay chỉ định, nếu hợp đồng thế chấp hoặc cầm cố cho phép bên cho vay làm vậy.

Trước đây, VSD chỉ chuyển giao Chứng Khoán Đại Chúng cho bên cho vay khi bên cho vay thực hiện việc xử lý tài sản thế chấp, cầm cố là Chứng Khoán Đại Chúng. Theo đó, các quy định cũ có thể gây khó khăn cho bên cho vay do bên cho vay phải tuân thủ các hạn chế về sở hữu trực tiếp các Chứng Khoán Đại Chúng có liên quan (ví dụ: giới hạn sở hữu hoặc các điều kiện đầu tư khác).

Tuy nhiên, các quy định sửa đổi, bổ sung tiếp tục bỏ ngỏ các vấn đề sau:

Thay Đổi Toàn Diện Đối Với Quyền Ưu Tiên Mua Của Cổ Đông Hiện Hữu Trong Công Ty Cổ Phần Ở Việt Nam

Những thay đổi đối với quyền ưu tiên mua của cổ đông hiện hữu trong các công ty cổ phần (CTCP) (ít nhất là các công ty không đại chúng) đã làm nhiều luật sư M&A Việt Nam bất ngờ. Trong 20 năm qua, Luật Doanh Nghiệp luôn quy định rằng một cổ đông có quyền được ưu tiên mua cổ phần mới được phát hành của CTCP tương ứng với tỷ lệ cổ phần đang sở hữu. Tuy nhiên, theo các phiên bản trước của Luật Doanh Nghiệp, những quy định về chào bán riêng lẻ hoặc chào bán ra công chúng cổ phần cho phép CTCP có thể phát hành cổ phần mới cho những nhà đầu tư là bên thứ ba mà không cần phải có được từ bỏ quyền ưu tiên mua của các cổ đông hiện hữu. Do đó, điều này trở thành thông lệ thị trường rằng việc chào bán cổ phần riêng lẻ hoặc chào bán cổ phần ra công chúng (hoặc các loạicổ phần có thể chuyển đổi) không yêu cầu phải có sự từ bỏ (hoặc tuân thủ) quyền ưu tiên mua của cổ đông hiện hữu (xem thêm những thảo luận có liên quan tại Đâytại Đây).

Cầm cố tài sản vô hình ở Việt Nam

Cầm cố tài sản là giao dịch trong đó một bên (bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Luật không nêu rõ hành động nào có thể được coi là “giao” tài sản. Do đó, việc một bên có thể sử dụng tài sản vô hình như quyền đòi nợ để làm tài sản cầm cố hay không là không rõ ràng.

Một mặt, định nghĩa cầm cố gợi ý rằng tài sản cầm cố phải là hữu hình để tài sản đó có thể được giao hoặc chuyển đến cho bên nhận cầm cố. Theo đó, tài sản vô hình không thể cầm cố được vì nó không thể được giao về mặt vật lý bởi một bên cho bên khác.

Mặt khác, trong luật có những điều khoản gợi ý rằng cầm cố tài sản vô hình có thể được cho phép vì: