NGHỊ ĐỊNH 71/2017 – QUY ĐỊNH MỚI VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG Ở VIỆT NAM

Nghị định 71/2017 đưa ra nhiều quy định mới về quản trị công ty áp dụng cho các công ty cổ phần đại chúng ở Việt Nam. Nghị Định 71/2017 sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 8 năm 2017. Dưới đây  là bảng so sánh chi tiết giữa Nghị Định 71/2017 và quy định cũ về quản trị công ty tại Thông Tư 121/2012 của Bộ Tài Chính. Bài viết được đóng góp bởi Hà Thanh Phúc và Nguyễn Hằng Nga - thực tập sinh tại Venture North Law.

CÔNG BỐ TRỰC TUYẾN BẢN ÁN CỦA TÒA ÁN TẠI VIỆT NAM

Tháng 3/2017, Tòa Án Nhân Dân Tối Cao đã thông qua Nghị quyết số 03 về công bố bản án và quyết định trên cổng thông tin điện tử của tòa án (Nghị Quyết 03/2017). Gần đây, Tòa Án Nhân Dân Tối Cao cũng ban hành Công văn số 144  vào ngày 04 /07/2017 gửi tới tòa án nhân dân các cấp về việc thi hành Nghị Quyết 03/2017 (Công Văn 144/2017).

Trước đó, đã có một vài bản án giám đốc thẩm hoặc tái thẩm được công bố trên cổng thông tin điện tử của Tòa Án Nhân Dân Tối Cao. Tuy nhiên, theo Nghị Quyết 03/2017, kể từ ngày 01/07/2017, các bản án và quyết định có hiệu lực thi hành của tòa án nhân dân phải được công bố trên cổng thông tin điện tử của tòa án (Https://Congbobanan.Toaan.Gov.Vn/) trong vòng 30 ngày kể từ ngày bản án và quyết định đó có hiệu lực, trừ những trường hợp sau:

PHÂN LOẠI NỢ XẤU TẠI VIỆT NAM

Nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tới việc đầu tư vào các khoản nợ xấu (Nợ Xấu) tại Việt Nam trước tiên nên biết về các loại Nợ Xấu ở Việt Nam.

Tùy thuộc vào bên cho vay hiện tại, Nợ Xấu có thể được phân loại thành:

·         Nợ Xấu của các tổ chức tín dụng trong nước (Nợ Xấu Ngân Hàng). Nhìn chung, một chủ thể nước ngoài có thể mua và chuyển nhượng các Khoản Vay Ngân Hàng. Khuôn khổ pháp lý cho việc đầu tư vào Nợ Xấu Ngân Hàng đang được phát triển. Có các quy định riêng của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (NHNN) về chuyển nhượng các khoản vay ngân hàng và mới đây, một nghị quyết đặc biệt của Quốc Hội về việc xử lý Nợ Xấu Ngân Hàng phát sinh trước ngày 15 tháng 8 năm 2017 (Nghị Quyết Nợ Xấu) đã được ban hành. Về lý thuyết, một Khoản Vay Ngân Hàng được chuyển nhượng cho một chủ thể nước ngoài có thể được xem như là khoản vay nước ngoài và phải tuân thủ quy định về khoản vay nước ngoài. Tuy nhiên, NHNN đã chỉ ra rằng, một khoản Nợ Xấu Ngân Hàng được bán cho một chủ thể nước ngoài không được xem như là khoản vay nước ngoài;

CƠ CHẾ PHỐI HỢP TRONG VIỆC XỬ LÝ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ VÀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Thông tư 2/2017 có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2017 quy định về cơ chế phối hợp trong việc giải quyết các hồi sơ đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài (cơ chế phối hợp). Theo đó, khi một nhà đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp thì sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi thực hiện thủ tục (Sở KHĐT). Vì vậy, các thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp theo cơ chế phối hợp này có thể cắt giảm đáng kể khối lượng công việc liên quan đến cấp phép của nhà đầu tư nước ngoài so với các thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp riêng rẽ trước đây (thủ tục riêng rẽ).