LUẬT MỚI VỀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM

Luật mới về Chuyển Giao Công Nghệ sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2018. Luật Chuyển Giao Công Nghệ mới quy định lại yêu cầu về đăng ký đối với việc chuyển giao công nghệ xuyên biên giới, nội dung đã được bãi bỏ theo quy định của Luật Chuyển Giao Công Nghệ hiện hành năm 2006. Việc đăng ký là điều kiện để hợp đồng chuyển giao công nghệ có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, luật mới không áp đặt bất kỳ hạn chế cụ thể nào về hợp đồng chuyển giao công nghệ như thời hạn tối đa của hợp đồng hay mức trần phí chuyển giao. Nếu không có các hạn chế này, không rõ là các cơ quan cấp phép sẽ dựa trên cơ sở nào để cho phép đăng ký hoặc từ chối đăng ký đối với hợp đồng chuyển giao công nghệ.

Bài viết được đóng góp một phần bởi Nguyễn Lan Chi, thực tập sinh tại Venture North Law.

DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS THAY THẾ NGHỊ ĐỊNH 140/2007 TẠI VIỆT NAM

Dự thảo Nghị định về dịch vụ logistics ở Việt Nam (Dự Thảo) gần đây đã được Bộ công thương (BCT) công bố. Bản Dự Thảo gần nhất sẽ thay thế Nghị Định 140/2007 về cùng một lĩnh vực. Những điểm đáng chú ý của bản Dự Thảo gồm:

·         Dự Thảo phân loại dịch vụ logistics phù hợp với các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Nghị Định 140/2007 đưa ra phân loại riêng về dịch vụ logistics, không thống nhất với mô tả về dịch vụ logistics tại Biểu Cam Kết WTO. Vì vậy không dễ để so sánh Dự Thảo với Biểu Cam Kết WTO;

·         Dự Thảo không bao gồm một số dịch vụ logistics nhất định được quy định tại Nghị Định 140/2007 (xem bảng dưới). Do đó, không rõ là liệu các dịch vụ này có được cho phép hay không được cho phép theo quy định của bản Dự Thảo;

DANH MỤC HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ NHÀ NƯỚC GIỮ ĐỘC QUYỀN TẠI VIỆT NAM

Nghị Định 94/2017 của Chính Phủ quy định danh mục hàng hóa và dịch vụ mà Nhà nước giữ độc quyền cung ứng. Hay nói cách khác, các doanh nghiệp từ các thành phần tư nhân bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được phép cung ứng các hàng hóa, dịch vụ này tại Việt Nam trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định việc cung ứng.

Theo Nghị Định 94/2017, Nhà nước sẽ chỉ coi các hàng hóa hoặc dịch vụ là hàng hóa và dịch vụ Nhà nước độc quyền khi không có các nhà đầu tư khác quan tâm hoặc không có đủ năng lực cung ứng các hàng hóa, dịch vụ đó. Danh mục hàng hóa và dịch vụ mà Nhà nước giữ độc quyền bao gồm, nhưng không giới hạn:

·         Hàng hóa và dịch vụ phục vụ mục đích quốc phòng và an ninh quốc gia. Bộ Quốc phòng và Bộ Công an sẽ quy định hướng dẫn cụ thể về các hàng hóa và dịch vụ này;

·         Vật liệu nổ công nghiệp;

·         Vàng miếng và vàng nguyên liệu;

·         Xổ số kiến thiết;

·         Thuốc lá điếu, xì gà nhập khẩu;

NGHỊ ĐỊNH 71/2017 – QUY ĐỊNH MỚI VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG Ở VIỆT NAM

Nghị định 71/2017 đưa ra nhiều quy định mới về quản trị công ty áp dụng cho các công ty cổ phần đại chúng ở Việt Nam. Nghị Định 71/2017 sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 8 năm 2017. Dưới đây  là bảng so sánh chi tiết giữa Nghị Định 71/2017 và quy định cũ về quản trị công ty tại Thông Tư 121/2012 của Bộ Tài Chính. Bài viết được đóng góp bởi Hà Thanh Phúc và Nguyễn Hằng Nga - thực tập sinh tại Venture North Law.