Quy Định Về Thuốc Lá Điện Tử Theo Pháp Luật Việt Nam

Sau nhiều năm tồn tại, vẫn còn tranh cãi liệu thuốc lá điện tử có nên được coi là thuốc lá thực sự hay không. Từ đó, không rõ việc kinh doanh thuốc lá điện tử nên được điều chỉnh như thế nào theo luật pháp Việt Nam.

Theo Luật Phòng Chống Thuốc Lá 2012, thuốc lá được xác định là “sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác”. Cách dùng từ "các dạng khác” có thể bao gồm rất nhiều dạng sản phẩm. Tuy nhiên, từ định nghĩa, điểm mấu chốt khi xác định liệu một sản phẩm có phải là sản phẩm thuốc lá không phải là hình thức, mà là nguyên liệu của nó.

Trong hầu hết các trường hợp, thuốc lá điện tử là những thiết bị dùng pin hoạt động bằng cách làm nóng một dung dịch lỏng (e-liquid/tinh dầu), từ đó hơi được tạo ra. Loại tinh dầu này thường chứa nicotine - một chất kích thích thường được làm từ cây thuốc lá. Trong khi đó, định nghĩa về nguyên liệu thuốc lá theo Luật Phòng Chống Thuốc Lá 2012 bao gồm nhiều dạng lá thuốc lá, sợi thuốc lá, cọng thuốc lá và nguyên liệu thay thế khác được dùng để sản xuất thuốc lá.

Hạn Chế Tiềm Ẩn (không chính xác) Đối Với Việc Thuê Văn Phòng Của Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài Tại Việt Nam

Điều 14 của Luật Kinh Doanh Bất Động Sản 2014 có tiêu đề “Đối tượng được mua, nhận chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản”. Điều 14.2 của Luật Kinh Doanh Bất Động Sản 2014 quy định rằng một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIE), với tư cách là khách hàng của một doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, được phép “mua, thuê mua nhà, công trình xây dựng để sử dụng làm văn phòng làm việc hoặc cơ sở kinh doanh theo đúng công năng sử dụng của nhà, công trình xây dựng đó”. Điều 14.2 không bao gồm việc “thuê từ doanh nghiệp kinh doanh bất động sản” trong phạm vi được cho phép mua của một FIE. Về câu chữ, điều này có thể có được hiểu là một FIE không được phép thuê văn phòng từ các chủ đầu tư bất động sản tại Việt Nam.

Tuy nhiên, kết luận về mặt câu chữ này là trái ngược với thực tế là trong thực tiễn, nhiều FIE, đặc biệt là những FIE hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, thường xuyên thuê văn phòng từ các chủ đầu tư bất động sản. Theo đó, câu chữ của Điều 14.2 của Luật Kinh Doanh Bất Động Sản 2014 dường như là một lỗi soạn thảo hơn là chủ ý thực sự của người soạn thảo Luật Kinh Doanh Bất Động Sản 2014.

Kiểm Soát Xung Đột Lợi Ích Trong Công Ty Đại Chúng Và Tổ Chức Tín Dụng Theo Luật Phòng Chống Tham Nhũng 2018 Của Việt Nam

Luật Phòng Chống Tham Nhũng mới năm 2018 mở rộng điều chỉnh công tác phòng chống tham nhũng trong khu vực tư nhân và bao gồm một cơ chế mới về kiểm soát xung đột lợi ích. Đối với khu vực tư nhân, các quy định về kiểm soát xung đột lợi ích theo Luật Phòng Chống Tham Nhũng 2018 áp dụng đối với, bên cạnh các đối tượng khác khác, công ty cổ phần đại chúng và tổ chức tín dụng. Điều này cho thấy rằng các công ty tư nhân khác không phải tuân theo các quy định về kiểm soát xung đột lợi ích theo Luật Phòng Chống Tham Nhũng 2018.

Theo Luật Phòng Chống Tham Nhũng 2018, xung đột lợi ích là tình huống mà lợi ích của một người có chức vụ, quyền hạn trong công ty hoặc người thân thích của họ tác động hoặc sẽ tác động đến việc thực hiện nhiệm vụ của người đó. Người có chức vụ, quyền hạn của công ty có thể phải tuân theo các quy tắc về xung đột lợi ích theo Luật Phòng Chống Tham Nhũng 2018 bao gồm:

Cơ Chế Hoàn Thành Giao Dịch M&A Tại Việt Nam Với Nhiều Đại Diện Theo Pháp Luật Và Con Dấu Doanh Nghiệp, Và Nộp Đơn Trực Tuyến

Nhiều quy định của Luật Doanh Nghiệp 2014 giờ đây có thể cho phép các bên trong giao dịch M&A tại Việt Nam được linh hoạt hơn trong việc thiết kế một cơ chế hoàn thành. Cụ thể,

·        Nhiều đại diện theo pháp luật – Trong một giao dịch M&A liên quan đến thay đổi quyền kiểm soát, bên mua sẽ muốn kiểm soát vị trí người đại diện theo pháp luật vào ngày hoàn thành. Nhưng điều này đòi hỏi việc đăng ký với Cơ Quan Đăng Ký Kinh Doanh. Nhiều bên bán không muốn thay đổi vị trí người đại diện theo pháp luật trước khi hoàn thành mà chưa nhận được khoản thanh toán giá mua.

 Trước đây, một công ty chỉ có thể có một người đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên, theo Luật Doanh Nghiệp 2014, một công ty có thể có hai hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Nhờ đó, các bên có thể thỏa thuận rằng công ty mục tiêu sẽ có hai người đại diện theo pháp luật được chỉ định bởi bên bán và bên mua. Người đại diện theo pháp luật được chỉ định bởi bên bán sẽ tiếp tục điều hành công ty mục tiêu cho đến khi chấm dứt và sẽ từ chức khi hoàn thành giao dịch. Người đại diện theo pháp luật của bên mua sẽ nắm quyền kiểm soát vào thời điểm hoàn thành. Và sau khi hoàn thành, công ty mục tiêu sẽ hủy đăng ký người đại diện theo pháp luật được chỉ định bởi bên bán.