Điều Kiện Không Rõ Ràng Đối Với Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Khi Nhận Chuyển Nhượng Phần Vốn Góp Có Nguồn Gốc Từ Quyền Sử Dụng Đất

Theo Điều 24.2 Luật Đầu Tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài dự kiến nhận chuyển nhượng phần vốn góp trong doanh nghiệp tại Việt Nam phải đáp ứng các quy định pháp luật về đất đai liên quan đến “điều kiện nhận quyền sử dụng đất” (QSDĐ). Tuy nhiên, pháp luật đất đai không quy định cụ thể các điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài, do họ không được xác định là người sử dụng đất theo quy định.

Điều 28.1.(d) Luật Đất Đai 2024 và Điều 9.1 Nghị Định 102/2024 hướng dẫn thi hành luật Luật Đất Đai 2024 chỉ cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DNCVĐTNN), được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài, được nhận chuyển nhượng phần vốn góp là giá trị quyền sử dụng đất có nguồn gốc từ giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê từ Nhà nước. Điều 9.1 Nghị Định 102/2024 quy định “vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất” (Phần Vốn QSDĐ) được hiểu là phần vốn trong vốn điều lệ của doanh nghiệp, được hình thành từ việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Hiểu về Điều Kiện Tiếp Cận Thị Trường đối với Ngành Nghề Chưa Cam Kết theo Luật Đầu Tư 2020

Điều 9 của Luật Đầu Tư 2020 quy định ba loại ngành, nghề kinh doanh đối với nhà đầu tư nước ngoài như sau:

  • Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường tại Việt Nam (Ngành Bị Cấm);

  • Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện tại Việt Nam (Ngành Có Điều Kiện); và

  • Các ngành, nghề không thuộc Ngành Có Điều Kiện và Ngành Bị Cấm và được áp dụng cơ chế tiếp cận thị trường như đối với nhà đầu tư trong nước (Ngành Không Bị Hạn Chế).

Tuy nhiên, Nghị Định 31/2021 bổ sung một phân loại ngành, nghề khác là “ngành, nghề Việt Nam chưa cam kết về tiếp cận thị trường” (Ngành Chưa Cam Kết). Không rõ mối quan hệ giữa Ngành Chưa Cam Kết và Ngành Có Điều Kiện theo Luật Đầu Tư 2020 là gì.

NHỮNG SỬA ĐỔI MỚI ĐỐI VỚI LUẬT ĐẦU TƯ 2020

Quốc Hội Việt Nam đã thông qua một luật mới (Luật Đầu Tư Sửa Đổi) để sửa đổi và bổ sung một số điều khoản của Luật Đầu Tư 2020. Hầu hết các quy định của Luật Đầu Tư Sửa Đổi có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2025, trừ một số trường hợp sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2025. Bài viết này sẽ thảo luận về một số điểm đáng chú ý của Luật Đầu Tư Sửa Đổi.

Thủ Tục Đầu Tư Đặc biệt

Điểm mấu chốt trong Luật Đầu Tư Sửa Đổi lần này là quy định về thủ tục đầu tư đặc biệt (Thủ Tục Đặc Biệt) cho phép các nhà đầu tư đủ điều kiện trong một số lĩnh vực công nghệ cao có thể được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCNĐKĐT) và thực hiện dự án của mình trong thời gian ngắn hơn và giảm bớt các thủ tục, bao gồm việc miễn trừ nhiều loại chấp thuận và thủ tục khác.  

Giải Quyết Vấn Đề Dân Sự Trong Vụ Án Hình Sự Tại Việt Nam – Đánh Giá Một Số Trường Hợp Thực Tiễn

Trong một vụ án hình sự liên quan đến kinh doanh thương mại, tùy vào từng thời điểm, tòa án sẽ cần giải quyết vấn đề dân sự của bị cáo cũng như các bên liên quan khác, bao gồm cả những người không biết về hành vi phạm tội liên quan đến vụ án. Ví dụ, nếu A lừa đảo B và dùng số tiền chiếm đoạt được từ B để trả nợ cho C – người không biết về hành vi phạm tội của A, thì ngoài việc quyết định A có tội hay không, tòa án còn phải xem xét: (1) yêu cầu A bồi thường thiệt hại cho B hay (2) yêu cầu C hoàn trả số tiền đã nhận từ A cho B (giả định rằng A bị kết tội). Tuy nhiên, có vẻ như tòa án chưa có một cách tiếp cận nhất quán trong những trường hợp như vậy. Trong bài viết này, chúng tôi phân tích các phương pháp tiếp cận mà tòa án đã áp dụng trong một số vụ án hình sự quan trọng trong thập kỷ qua.