Giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong Hợp Đồng Hợp Tác Kinh Doanh tại Việt Nam

Trong một số lĩnh vực kinh doanh nhất định (ví dụ: dịch vụ chiếu phim, dịch vụ vận tải đường bộ), Việt Nam cam kết cho phép nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư thông qua hình thức thành lập công ty liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với số vốn góp không vượt quá giới hạn nhất định. Tuy nhiên, không rõ liệu giới hạn tỷ lệ sở hữu quy định trong các cam kết này chỉ áp dụng cho hình thức đầu tư thông qua liên doanh hay áp dụng cho cả hai hình thức đầu tư qua liên doanh và qua BCC.

Chuyển vốn bổ sung vào tài khoản vốn đầu tư trực tiếp (DICA) của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sau khi hết thời hạn góp vốn

Theo Thông Tư 06 của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam ngày 26 tháng 6 năm 2019 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (Thông Tư 06/2019), nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư Việt Nam (Nhà Đầu Tư) của một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) phải chuyển các khoản tiền góp vốn cho FIE thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp (DICA) của FIE được mở tại một ngân hàng tại Việt Nam. Bài viết này trao đổi về việc liệu các Nhà Đầu Tư có thể chuyển vốn điều lệ bổ sung (Vốn Bổ Sung) vào tài khoản DICA nếu thời hạn góp vốn theo Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Đầu Tư (IRC) đã hết.

Những điểm không rõ ràng về việc nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đến các công ty được kiểm soát tại Việt Nam

Điều 13 của Nghị Định 35/2020 đưa ra hai nhóm ngưỡng thông báo tập trung kinh tế khác nhau. Cụ thể, nhóm các ngưỡng tại Điều 13.2 (Ngưỡng Đặc Biệt) áp dụng cho các giao dịch có sự tham gia của các công ty được kiểm soát như các tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm và công ty chứng khoán (Công Ty Đặc Biệt), trong khi nhóm các ngưỡng còn lại tại Điều 13.1 (Ngưỡng Thông Thường) áp dụng cho các giao dịch có sự tham gia của các loại hình công ty còn lại (Công Ty Thông Thường). Hai nhóm ngưỡng thông báo tập trung kinh tế khác nhau làm phát sinh nhiều điểm không rõ ràng đối với một giao dịch M&A có sự tham gia của một Công Ty Đặc Biệt.

Thứ nhất, trong trường hợp giao dịch có sự tham gia của một Công Ty Đặc Biệt và một Công Ty Thông Thường, không rõ liệu việc thông báo tập trung kinh tế có phải được thực hiện khi:

Nhà đầu tư nước ngoài có cần Chấp Thuận M&A để mua cổ phần thứ cấp trong một công ty chứng khoán ở Việt Nam?

Luật Chứng Khoán 2019 bỏ yêu cầu phải xin chấp thuận của Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước (UBCKNN) đối với các giao dịch liên quan đến 10% Vốn Điều Lệ trở lên của công ty chứng khoán. Thay vào đó, chỉ việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ của một công ty chứng khoán mới cần chấp thuận của UBCKNN. Theo đó, không rõ nếu nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần thứ cấp từ các cổ đông hiện hữu trong một công ty chứng khoán Việt Nam có cần phải có Chấp Thuận M&A hay không.

Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần trong công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh có điều kiện tiếp cận thị trường áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải được Sở Kế hoạch và Đầu tư có liên quan Chấp Thuận M&A theo Luật Đầu Tư 2020 (SKHĐT). Các ngành nghề kinh doanh do công ty chứng khoán thực hiện là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, Điều 4.3(e) của Luật Đầu Tư 2020 quy định rằng nếu các quy định của Luật Đầu Tư 2020 và các luật khác được ban hành trước ngày 1 tháng 1 năm 2021 khác nhau về (i) quy trình hoặc thủ tục đầu tư, hoặc (ii) bảo đảm đầu tư, ngoại trừ thẩm quyền, quy trình, thủ tục, điều kiện đầu tư, hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán thực hiện theo Luật Chứng Khoán 2019.