Các Vấn Đề Liên Quan Đến Trái Phiếu Riêng Lẻ “Bị Hủy” Trên Trang Thông Tin Điện Tử Của Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội

Từ năm 2019, Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội (HNX) đã vận hành một trang thông tin điện tử để công bố các thông tin về trái phiếu riêng lẻ (Trang Thông Tin Trái Phiếu Riêng Lẻ). Hiện nay, trên Trang Thông Tin Trái Phiếu Riêng Lẻ, có một số trái phiếu riêng lẻ còn dư nợ đã phát hành theo Nghị Định 153/2020, đã đến thời gian đáo hạn nhưng chưa được thanh toán hết bởi các doanh nghiệp phát hành liên quan, được thể hiện là “bị hủy” bởi HNX (Trái Phiếu Bị Hủy). Việc phân loại này của HNX đặt ra một vài vấn đề như được phân tích dưới đây.

Tình trạng pháp lý của Trái Phiếu Bị Hủy

Có thể lập luận rằng việc thông báo của HNX về Trái Phiếu Bị Hủy hàm ý rằng Trái Phiếu Bị Hủy là vô hiệu và các chủ sở hữu trái phiếu không còn có quyền yêu cầu doanh nghiệp phát hành phải thanh toán khoản dư nợ trái phiếu cho mình. Tuy nhiên, luật Việt Nam cũng bao gồm một vài điều khoản cho thấy rằng Trái Phiếu Bị Hủy vẫn còn hiệu lực và doanh nghiệp phát hành trái phiếu vẫn phải tuân thủ nghĩa vụ thanh toán dư nợ cho các chủ sở hữu trái phiếu:

Khung Giá Phát Điện Nhà Máy Điện LNG cho năm 2024

Ngày 27 tháng 5 năm 2024, Bộ Công Thương (BCT) ban hành Quyết Định 1260 phê duyệt khung giá phát điện cho năm 2024 áp dụng đối với nhà máy nhiệt điện tuabin khí chu trình hỗn hợp sử dụng LNG (NMĐ LNG).

Mức giá trần của khung giá phát điện này là 2.590,85 VNĐ/kWh (khoảng 10,67 UScents theo tỷ giá 1 USD = 24.262 VNĐ), chưa bao gồm thuế GTGT. Mức giá trần đó được tính dựa trên các thông số sau:

Nghị Định Mới Về Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Ở Việt Nam

Vào ngày 15 tháng 05 năm 2024, Chính phủ đã thông qua một Nghị Định mới quy định về thanh toán không dùng tiền mặt (Nghị Định 52/2024) thay thế cho Nghị Định 101 của Chính phủ ban hành ngày 22 tháng 11 năm 2012 (Nghị Định 101/2012) về thanh toán không dùng tiền mặt, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2024. Bài viết này sẽ giới thiệu một vài điểm thay đổi chính của Nghị Định 52/2024.

Bổ sung ví điện tử là một trong những phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt hợp pháp

Nghị Định 52/2024 đưa ra định nghĩa cụ thể về phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, bao gồm các phương tiện do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, công ty tài chính được phép phát hành thẻ tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung ứng Dịch vụ ví điện tử phát hành và được khách hàng sử dụng nhằm thực hiện giao dịch thanh toán. Thêm vào đó, ví điện tử được bổ sung là một trong những phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.

Điểm mới trong Luật Giao dịch điện tử có thể ảnh hưởng như thế nào đến việc ký kết hợp đồng bằng cách trao đổi bản pdf tại Việt Nam?

Trong bối cảnh hiện đại, việc kí kết hợp đồng thông qua việc tạo ra những bản hợp đồng đã thỏa thuận dưới dạng pdf và trao đổi giữa các bên liên quan thay vì kí và trao đổi các bản tài liệu giấy ngày càng phổ biến. Trước đây, Luật Giao dịch điện tử 2005 cho phép các bên có sự linh hoạt đáng kể trong việc thỏa thuận về các hình thức ký hợp đồng thông qua việc tạo và trao đổi các bản sao pdf. Tuy nhiên, kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2024, một số quy định mới của Luật Giao Dịch Điện Tử năm 2023 (Luật GDĐT 2023) có thể ảnh hưởng đến cách thức các bên kí hợp đồng thông qua việc tạo và trao đổi các bản pdf của hợp đồng đã thỏa thuận. Cụ thể,