Quyền của người sở hữu trái phiếu không chấp thuận thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu doanh nghiệp phát hành trước tháng 9 năm 2022

Kể từ năm 2022, trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam rơi vào khủng hoảng, khi nhiều trái phiếu doanh nghiệp phát hành trước tháng 9 năm 2022 theo Nghị Định 153/2020 không được thanh toán bởi doanh nghiệp phát hành (Trái Phiếu Trước Năm 2022). Để thúc đẩy khả năng tái cơ cấu Trái Phiếu Trước Năm 2022, vào năm 2023, Chính Phủ đã ban hành Nghị Định 8/2023 cho phép các doanh nghiệp phát hành trái phiếu và người sở hữu trái phiếu thay đổi điều kiện, điều khoản của Trái Phiếu Trước Năm 2022 bao gồm việc kéo dài kỳ hạn của Trái Phiếu Trước Năm 2022 lên đến hai năm. Tuy nhiên, quyền của người sở hữu trái phiếu không chấp thuận thay đổi điều kiện, điều khoản của Trái Phiếu Trước Năm 2022 vẫn chưa rõ ràng. 

Thiếu rõ ràng trong định nghĩa “tổ chức kinh tế” của Luật Đất Đai 2024

Thuật ngữ “tổ chức kinh tế” lần đầu tiên được giới thiệu trong Luật Đầu Tư 2014 và được định nghĩa bao gồm, bên cạnh các tổ chức khác, bất kỳ công ty hoặc tổ chức nào được thành lập tại Việt Nam. Qua thời gian, thuật ngữ “tổ chức kinh tế” đã được sử dụng nhất quán trong các văn bản pháp luật khác, cho phép áp dụng thống nhất quy định pháp luật. Tuy nhiên, Luật Đất Đai 2024 đã gây ra sự nhầm lẫn đáng kể về ý nghĩa của thuật ngữ “tổ chức kinh tế”. Cụ thể, không rõ liệu thuật ngữ “tổ chức kinh tế” trong Luật Đất Đai 2024 chỉ đề cập đến các công ty hoặc tổ chức không bị kiểm soát bởi nhà đầu tư nước ngoài mà không bao gồm các công ty hoặc tổ chức chịu sự kiểm soát của nhà đầu tư nước ngoài hay không. Sự thiếu rõ ràng này có ảnh hưởng quan trọng đến việc thực thi Luật Đất Đai 2024. Ví dụ, nếu thuật ngữ “tổ chức kinh tế” trong Luật Đất Đai 2024 bao gồm các tổ chức do nhà đầu tư nước ngoài kiểm soát, thì một chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể có cơ sở pháp lý rõ ràng để nhận thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

Giải đáp của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao về các vấn đề pháp lý ở Việt Nam

Vào ngày 26 tháng 3 năm 2024, Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao (VKS Tối Cao) đã ban hành Công Văn số 1083/VKSTC-V9 (Công Văn) để trả lời các câu hỏi của viện kiểm sát địa phương về việc kiểm sát việc giải quyết các vụ việc liên quan đến các vấn đề về dân sự, hôn nhân và gia đình. Mặc dù việc làm rõ và giải thích này không có tính ràng buộc, chúng tạo thành một nguồn giải thích pháp luật quan trọng để hệ thống viện kiểm sát có thể dựa vào. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc giải thích của Viện Kiểm Sát không có tính ràng buộc đối với Tòa Án và do đó không quan trọng bằng hướng dẫn do Tòa Án Tối Cao ban hành.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ thảo luận về một số khẳng định của VKS Tối Cao trong Công Văn mà chúng tôi thấy thú vị hoặc đáng chú ý:

Cơ chế tài trợ vốn mới mới cho dự án nhà ở thương mại tại Việt Nam

Tổng quan

Theo Luật Nhà Ở 2023, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại có thể huy động vốn từ các nguồn sau:

·         vốn chủ sở hữu của chủ đầu tư;

·         vốn huy động từ liên doanh, hợp tác kinh doanh và đóng góp của các tổ chức, cá nhân khác (Vốn BCC);

·         vốn huy động từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu và chứng chỉ quỹ;

·         tiền bán hàng thu được từ các hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng thuê mua đối với nhà ở hình thành trong tương lai đã ký với khách hàng;

·         vốn vay từ các tổ chức tín dụng hoặc tổ chức tài chính hoạt động tại Việt Nam (vay ngân hàng).