Tỷ Lệ Sở Hữu Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Tối Đa Tại Các Công Ty Đại Chúng Hoạt Động Trong Ngành Nghề Kinh Doanh Bất Động Sản Ở Việt Nam Là 50% Hay 100%?

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) dường như có quan điểm cho rằng các công ty đại chúng hoạt động trong ngành nghề kinh doanh bất động sản bị giới hạn về tỷ lệ sở hữu nước ngoài ở mức 50%. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng quan điểm của UBCKNN chưa thống nhất với quy định của pháp luật và tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty đại chúng hoạt động trong ngành nghề kinh doanh bất động sản phải là 100% chứ không phải 50%.

Khi nào việc mua lại tài sản được xem là giành quyền kiểm soát một công ty khác?

Theo Luật Cạnh Tranh 2018, việc mua lại bằng cách mua tài sản đủ để cho phép công ty mua lại giành quyền kiểm soát công ty bị mua lại hoặc một ngành, nghề của công ty đó được coi là một hình thức tập trung kinh tế và có thể phải nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế (nếu đáp ứng các ngưỡng nhất định).

Điều 2.1(b) của Nghị Định 35/2020 làm rõ thêm, ngoài những điều khác, rằng “kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp khác” bao gồm trường hợp “doanh nghiệp mua lại giành được quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng trên 50% tài sản của doanh nghiệp bị mua lại trong toàn bộ hoặc một ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp bị mua lại đó”. Không rõ liệu quy định này nên được hiểu là:

Những điểm không rõ ràng về việc nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đến các công ty được kiểm soát tại Việt Nam

Điều 13 của Nghị Định 35/2020 đưa ra hai nhóm ngưỡng thông báo tập trung kinh tế khác nhau. Cụ thể, nhóm các ngưỡng tại Điều 13.2 (Ngưỡng Đặc Biệt) áp dụng cho các giao dịch có sự tham gia của các công ty được kiểm soát như các tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm và công ty chứng khoán (Công Ty Đặc Biệt), trong khi nhóm các ngưỡng còn lại tại Điều 13.1 (Ngưỡng Thông Thường) áp dụng cho các giao dịch có sự tham gia của các loại hình công ty còn lại (Công Ty Thông Thường). Hai nhóm ngưỡng thông báo tập trung kinh tế khác nhau làm phát sinh nhiều điểm không rõ ràng đối với một giao dịch M&A có sự tham gia của một Công Ty Đặc Biệt.

Thứ nhất, trong trường hợp giao dịch có sự tham gia của một Công Ty Đặc Biệt và một Công Ty Thông Thường, không rõ liệu việc thông báo tập trung kinh tế có phải được thực hiện khi:

Cấu trúc mới để vượt qua yêu cầu chào mua công khai theo pháp luật chứng khoán Việt Nam

Theo Luật Chứng Khoán 2019, một bên mua đề xuất (Bên Mua) muốn mua lại từ 25% trở lên tổng số cổ phần (Cổ Phần Bán) của một công ty đại chúng (Mục Tiêu) phải tuân thủ yêu cầu chào mua công khai (Xem Tại Đây). Tuy nhiên, dựa trên những Khả Năng Miễn Trừ Chào Mua Công Khai Mới mà pháp luật quy định, có thể có một khả năng không cần phải thực hiện các thủ tục chào mua công khai bằng cách sáp nhập bên mua và các chủ thể liên quan của bên bán như sau:

· Bước 1: Các cổ đông bán cổ phần (Bên Bán) thành lập một công ty phục vụ mục đích đặc biệt cho giao dịch mua bán này (SPV1) bằng cách góp tất cả Cổ Phần Bán vào SPV1. Bước này không kích hoạt yêu cầu chào mua công khai vì bước này là việc chuyển nhượng Cổ Phần Bán trong nội bộ nhóm công ty.