QUY ĐỊNH MỚI VỀ KHU CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Ngày 22 tháng 5 năm 2018, Chính Phủ đã ban hành Nghị Định 82/2018 về khu công nghiệp và khu kinh tế tại Việt Nam. Nghị Định 82/2018 thay thế Nghị Định 29/2008 kể từ ngày 10 tháng 7 năm 2018. Các điểm nổi bật của Nghị Định 82/2018 như sau:

·         Khu kinh tế nằm trong khu vực được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư từ nay được coi là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

·         Nghị Định 82/2018 đưa ra ba loại khu công nghiệp mới gồm khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp sinh thái và khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ. Một số ưu đãi đầu tư sẽ được áp dụng với các khu công nghiệp hỗ trợ và khu công nghiệp sinh thái (ví dụ: miễn tiền thuê đất, vốn vay ưu đãi hoặc cho thuê đất với thời hạn tối đa). Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ có thể bao gồm khu dân cư và dịch vụ nhưng không quá một phần ba diện tích khu công nghiệp. Ngoài ra, khu chế xuất hiện từ nay được coi là một loại khu công nghiệp thay vì được phân loại thành một khu vực riêng.

·         Định nghĩa sửa đổi về doanh nghiệp chế xuất (DNCX) dường như chỉ ra rằng một DNCX không cần phải xuất khẩu tất cả các sản phẩm của mình. Thay vào đó, DNCX chỉ cần chuyên sản xuất các sản phẩm xuất khẩu.

·         Nghị Định 82/2018 cho phép một khu công nghiệp có các cơ sở nhà ở riêng biệt cho các nhà quản lý, giám đốc điều hành và chuyên gia nước ngoài.

Bài viết được đóng góp bởi Hà Kiều Anh, luật sư tập sự tại Venture North Law.

SỬA ĐỔI MỚI VỀ QUY ĐỊNH ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC GIÁO DỤC TẠI VIỆT NAM

Tháng 6 năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 86/2018 về hợp tác và đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài (Nghị Định 86/2018). Nghị Định 86/2018 thay thế Nghị Định 73/2012 kể từ tháng 8 năm 2018. So với Nghị Định 73/2012, Nghị Định 86/2018 đưa ra những thay đổi đáng chú ý như sau:

·         Nghị Định 86/2018 không còn áp dụng đối với đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực đào tạo nghề. 

·         Lần đầu tiên, việc hợp tác liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài được cho phép ở tất cả các cấp học bao gồm các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Theo Nghị Định 73/2012, việc hợp tác liên kết chỉ được phép ở cấp giáo dục đại học.

·         Nghị Định 86/2018 quy định rõ ràng nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực giáo dục bằng cách góp vốn hoặc mua cổ phần và phần vốn góp từ (1) cơ sở giáo dục Việt Nam hoặc (2) một tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập cơ sở giáo dục tại Việt Nam . Nghị Định 86/2018 cũng định nghĩa một cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài là một cơ sở giáo dục do tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư.

·         Nghị Định 86/2018 tăng số lượng tối đa học sinh trong nước mà một trường tiểu học, trung học cơ sở hoặc trường trung học phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư có thể tiếp nhận tới mức 50% tổng số học sinh. Theo Nghị Định 73/2012, mức trần là 20%.

·         Nghị Định 86/2018 khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài khó đầu tư hơn vào các trường đại học ở Việt Nam bằng việc tăng số vốn đầu tư tối thiểu lên 1.000 tỷ đồng (từ 300 tỷ đồng).

Bài viết được đóng góp bởi Hà Kiều Anh, luật sư tập sự tại Venture North Law.

TIÊU CHUẨN MỚI ĐỂ TRỞ THÀNH THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐỘC LẬP TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG Ở VIỆT NAM

Nghị Định 71/2017 thay thế Thông Tư 121/2012 về quản trị doanh nghiệp của công ty cổ phần đại chúng (CTCP Đại Chúng) từ ngày 01/08/2017. Nghị Định 71/2017 không có tiêu chí riêng để một người trở thành thành viên hội đồng quản trị (HĐQT) độc lập nhưng đề cập đến các tiêu chí theo Luật Doanh Nghiệp 2014. Bảng dưới đây so sánh các tiêu chí cũ đối với một thành viên HĐQT độc lập trong một CTCP Đại Chúng với các tiêu chí mới theo Luật Doanh Nghiệp 2014. Mặc dù trong một số lĩnh vực, Luật Doanh Nghiệp 2014 quy định các tiêu chí nghiêm ngặt hơn, Luật Doanh nghiệp 2014 có một số thiếu sót lớn (ví dụ, bao gồm thiếu sót trong việc loại trừ người quản lý của công ty liên kết hoặc người đại diện hoặc người có liên quan của cổ đông lớn trong CTCP Đại Chúng khỏi việc giữ chức vụ thành viên HĐQT độc lập của CTCP Đại Chúng).

Bài viết được đóng góp bởi Hà Thành Phúc, luật sư tập sự tại Venture North Law.

LUẬT CẠNH TRANH 2018 CỦA VIỆT NAM

Luật Cạnh tranh mới (Luật Cạnh tranh 2018) sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2019 tại Việt Nam. Một số thay đổi quan trọng của Luật Cạnh Tranh 2018 như sau:

Phạm vi áp dụng rộng hơn: Luật Cạnh tranh 2018 giờ đây sẽ điều chỉnh bất kỳ hoạt động nào bất kể hoạt động đó thực hiện bởi pháp nhân, cá nhân Việt Nam hay nước ngoài gây hoặc có khả năng gây “tác động hạn chế cạnh tranh” đối với thị trường Việt Nam. Tác động hạn chế cạnh tranh có nghĩa là tác động loại trừ, làm giảm, sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường. Theo Luật Cạnh Tranh 2018, cơ quan cạnh tranh của Việt Nam sẽ có thẩm quyền rõ ràng để xử lý các hoạt động và giao dịch ngoài lãnh thổ có tác động đến thị trường Việt Nam. Ngoài ra, Luật Cạnh tranh 2018 hiện nay cũng áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp công lập như bệnh viện, hoặc trường học vốn về cơ bản không phải là doanh nghiệp.