QUY ĐỊNH MỚI VỀ SỬA ĐỔI BỔ SUNG LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG 2010 TẠI VIỆT NAM

Tháng 11 năm 2017, Quốc Họi đã thông qua nhiều sửa đổi bổ sung đối với Luật Các Tổ Chức Tín Dụng 2010 (Luật TCTD Sửa Đổi). Khoảng hai phần ba Luật TCTD Sửa Đổi tập trung vào quy định về tái cơ cấu, giải cứu, và giải thể tổ chức tín dụng. Điều này có thể lý giải khoảng thời gian tương đối ngắn giữa ngày ban hành và ngày có hiệu lực của Luật TCTD Sửa Đổi. Luật TCTD Sửa Đổi có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 1 năm 2018, chưa đầy hai tháng kể từ thời điểm ban hành. Quốc hội thường để một luật có hiệu lực sau khoảng thời gian từ sáu tháng tới một năm. Điều này có vẻ như cho thấy nhận thức về sự cấp thiết của Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) trong việc xử lý nhiều ngân hàng đã được NHNN giải cứu trong một số năm gần đây.

Bên cạnh các quy định về tái cơ cấu, giải cứu và giải thế tổ chức tín dụng, Luật TCTD Sửa Đổi đưa ra một loạt quy định khác nhằm cải thiện việc quản trị và vận hành của tổ chức tín dụng. Các sửa đổi, bổ sung này bao gồm:

GIAO DỊCH GIỮA SABECO VÀ THAIBEV – XÁC NHẬN “CHÍNH THỨC” VỀ CẤU TRÚC GIAO DỊCH CHUNG

Giao dịch giữa Sabeco và ThaiBev được CÔNG BỐ vào ngày thứ hai vừa qua (18/12/2017) đã chính thức trở thành giao dịch thâu tóm lớn nhất tại Việt Nam tính tới thời điểm hiện tại. Theo thông tin từ Báo Chí, cấu trúc giao dịch (xem ảnh minh họa dưới đây) có liên quan tới việc Vietnam Beverage thâu tóm 53.59% cổ phần tại Sabeco. Vietnam Beverage được sở hữu toàn bộ bởi CTCP Đầu tư F&B Alliance Việt Nam. Tiếp theo đó, Thai Bev sở hữu gián tiếp 49% vốn của CTCP Đầu tư F&B Alliance Việt Nam. Nhìn nhận về vấn đề này, dường như Thai Bev đang đầu tư vào Sabeco bằng cách thiết lập một nhà đầu tư “nội địa” thông qua nhiều lớp công ty khác nhau.

QUY ĐỊNH MỚI VỀ NHÀ ĐẦU TƯ CHIẾN LƯỢC TRONG QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Nghị định 126/2017 thay thế Nghị Định 59/2011 về cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà Nước đưa ra nhiều yêu cầu mới đối với nhà đầu tư chiến lược đầu tư vào Doanh nghiệp Nhà nước đang được cổ phần hóa (DNNN cổ phần hóa). Các yêu cầu mới (đặc biệt là yêu cầu về giá) gây ra nhiều khó khăn hơn cho nhà đầu tư chiến lược để có thể đáp ứng được. Cụ thể là,

·         DNNN cổ phần hóa phải quyết định lựa chọn nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư chiến lược phải cam kết đầu tư trước thời điểm công bố thông tin bán cổ phần lần đầu ra công chúng. Theo quy định tại Nghị Định 59/2011, nhà đầu tư chiến lược có thể tùy ý quyết định việc đầu tư trước hoặc sau cuộc đấu giá công khai;

QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 VỀ TỘI HỐI LỘ Ở VIỆT NAM

Điều 354 của Bộ Luật Hình Sự 2015 đặt ra trách nhiệm hình sự đối với hành vi nhận hối lộ, nhận hối lộ được định là hành vi, bao gồm nhưng không giới hạn, của một người nắm giữ chức vụ hoặc “quyền hạn” và trực tiếp hay gián tiếp nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác:

·         tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ 2 triệu VNĐ trở lên (khoảng 100 đô la Mỹ); và

·         lợi ích phi vật chất

với ý định lợi dụng vị trí hoặc quyền hạn của người đó để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Bộ Luật Hình Sự 1999 chỉ coi là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác là của hối lộ.

Mặc dù án lệ không được coi là luật ở Việt Nam và không dễ dàng để tiếp cận một cách công khai, có nhiều bình luận khác nhau về tội hối lộ đã chỉ ra cấu thành của tội nhận hối lộ gồm một số yếu tố sau đây: