CÔNG BỐ TRỰC TUYẾN BẢN ÁN CỦA TÒA ÁN TẠI VIỆT NAM

Tháng 3/2017, Tòa Án Nhân Dân Tối Cao đã thông qua Nghị quyết số 03 về công bố bản án và quyết định trên cổng thông tin điện tử của tòa án (Nghị Quyết 03/2017). Gần đây, Tòa Án Nhân Dân Tối Cao cũng ban hành Công văn số 144  vào ngày 04 /07/2017 gửi tới tòa án nhân dân các cấp về việc thi hành Nghị Quyết 03/2017 (Công Văn 144/2017).

Trước đó, đã có một vài bản án giám đốc thẩm hoặc tái thẩm được công bố trên cổng thông tin điện tử của Tòa Án Nhân Dân Tối Cao. Tuy nhiên, theo Nghị Quyết 03/2017, kể từ ngày 01/07/2017, các bản án và quyết định có hiệu lực thi hành của tòa án nhân dân phải được công bố trên cổng thông tin điện tử của tòa án (Https://Congbobanan.Toaan.Gov.Vn/) trong vòng 30 ngày kể từ ngày bản án và quyết định đó có hiệu lực, trừ những trường hợp sau:

PHÂN LOẠI NỢ XẤU TẠI VIỆT NAM

Nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tới việc đầu tư vào các khoản nợ xấu (Nợ Xấu) tại Việt Nam trước tiên nên biết về các loại Nợ Xấu ở Việt Nam.

Tùy thuộc vào bên cho vay hiện tại, Nợ Xấu có thể được phân loại thành:

·         Nợ Xấu của các tổ chức tín dụng trong nước (Nợ Xấu Ngân Hàng). Nhìn chung, một chủ thể nước ngoài có thể mua và chuyển nhượng các Khoản Vay Ngân Hàng. Khuôn khổ pháp lý cho việc đầu tư vào Nợ Xấu Ngân Hàng đang được phát triển. Có các quy định riêng của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (NHNN) về chuyển nhượng các khoản vay ngân hàng và mới đây, một nghị quyết đặc biệt của Quốc Hội về việc xử lý Nợ Xấu Ngân Hàng phát sinh trước ngày 15 tháng 8 năm 2017 (Nghị Quyết Nợ Xấu) đã được ban hành. Về lý thuyết, một Khoản Vay Ngân Hàng được chuyển nhượng cho một chủ thể nước ngoài có thể được xem như là khoản vay nước ngoài và phải tuân thủ quy định về khoản vay nước ngoài. Tuy nhiên, NHNN đã chỉ ra rằng, một khoản Nợ Xấu Ngân Hàng được bán cho một chủ thể nước ngoài không được xem như là khoản vay nước ngoài;

CƠ CHẾ PHỐI HỢP TRONG VIỆC XỬ LÝ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ VÀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Thông tư 2/2017 có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2017 quy định về cơ chế phối hợp trong việc giải quyết các hồi sơ đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài (cơ chế phối hợp). Theo đó, khi một nhà đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp thì sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi thực hiện thủ tục (Sở KHĐT). Vì vậy, các thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp theo cơ chế phối hợp này có thể cắt giảm đáng kể khối lượng công việc liên quan đến cấp phép của nhà đầu tư nước ngoài so với các thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp riêng rẽ trước đây (thủ tục riêng rẽ).

ĐIỂM MỚI VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG CÓ YÊU TỐ NƯỚC NGOÀI

Bộ Luật Dân Sự 2015 có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 đã đưa ra nguyên tắc mới về lựa chọn luật áp dụng đối với hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài, đặc biệt với hợp đồng có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài. Theo đó, các bên trong hợp đồng sẽ có quyền thỏa thuận lựa chọn pháp luật nước ngoài là pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, ngoại trừ các trường hợp sau đây:

·         Hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Bộ Luật Dân Sự 2015 đưa ra một số nguyên tắc cơ bản của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam, những nguyên tắc này được coi là một phần trong số các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam;

·         Không xác định được nội dung của pháp luật nước ngoài mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng (hoặc các nguyên tắc tố tụng khác). Không rõ liệu quy định này có hạn chế việc tìm kiếm các nguồn luật nước ngoài hoặc áp dụng cho việc giải thích pháp luật nước ngoài hay không. Mặt khác, theo Bộ Luật Dân Sự 2015, trường hợp pháp luật nước ngoài được áp dụng nhưng có cách hiểu khác nhau thì việc áp dụng phải theo sự giải thích của cơ quan có thẩm quyền tại nước đó. Như vậy, nếu một luật sư nước ngoài cung cấp và giải thích bằng chứng dựa trên cơ sở pháp luật nước ngoài sẽ có khả năng không được chấp nhận ở Việt Nam;

·         Hợp đồng liên quan đến việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản, thuê bất động sản hoặc việc sử dụng bất động sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì pháp luật áp dụng là pháp luật Việt Nam nếu bất động sản đó được đặt tại Việt Nam;

·         Hợp đồng lao động hoặc Hợp đồng giao kết với người tiêu dùng áp dụng pháp luật Việt Nam trong trường hợp pháp luật nước ngoài do các bên lựa chọn ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Việt Nam;

·         Các bên có thể thỏa thuận thay đổi pháp luật áp dụng đối với hợp đồng nhưng việc thay đổi đó không được ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba được hưởng trước khi thay đổi pháp luật áp dụng, trừ trường hợp người thứ ba đồng ý. Bộ Luật Dân Sự 2015 không giải thích thế nào là “người thứ ba được hưởng”. Điều này dẫn đến những cách hiểu không rõ ràng là bên thứ ba được hưởng có thể là bất kỳ cá nhân nào hay phải là bên được chỉ định cụ thể trong hợp đồng.

Ngoài ra, Bộ Luật Dân Sự 2015 cũng đã quy định về trường hợp “pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng.” Theo đó, trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với với hợp đồng sẽ được áp dụng.