PHÂN LOẠI NỢ XẤU TẠI VIỆT NAM

Nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tới việc đầu tư vào các khoản nợ xấu (Nợ Xấu) tại Việt Nam trước tiên nên biết về các loại Nợ Xấu ở Việt Nam.

Tùy thuộc vào bên cho vay hiện tại, Nợ Xấu có thể được phân loại thành:

·         Nợ Xấu của các tổ chức tín dụng trong nước (Nợ Xấu Ngân Hàng). Nhìn chung, một chủ thể nước ngoài có thể mua và chuyển nhượng các Khoản Vay Ngân Hàng. Khuôn khổ pháp lý cho việc đầu tư vào Nợ Xấu Ngân Hàng đang được phát triển. Có các quy định riêng của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (NHNN) về chuyển nhượng các khoản vay ngân hàng và mới đây, một nghị quyết đặc biệt của Quốc Hội về việc xử lý Nợ Xấu Ngân Hàng phát sinh trước ngày 15 tháng 8 năm 2017 (Nghị Quyết Nợ Xấu) đã được ban hành. Về lý thuyết, một Khoản Vay Ngân Hàng được chuyển nhượng cho một chủ thể nước ngoài có thể được xem như là khoản vay nước ngoài và phải tuân thủ quy định về khoản vay nước ngoài. Tuy nhiên, NHNN đã chỉ ra rằng, một khoản Nợ Xấu Ngân Hàng được bán cho một chủ thể nước ngoài không được xem như là khoản vay nước ngoài;

CƠ CHẾ PHỐI HỢP TRONG VIỆC XỬ LÝ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ VÀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Thông tư 2/2017 có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2017 quy định về cơ chế phối hợp trong việc giải quyết các hồi sơ đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài (cơ chế phối hợp). Theo đó, khi một nhà đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp thì sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi thực hiện thủ tục (Sở KHĐT). Vì vậy, các thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp theo cơ chế phối hợp này có thể cắt giảm đáng kể khối lượng công việc liên quan đến cấp phép của nhà đầu tư nước ngoài so với các thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp riêng rẽ trước đây (thủ tục riêng rẽ).

CẬP NHẬT CÁC QUY ĐỊNH VỀ THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM CÓ VỐN NHÀ NƯỚC

Trong Quyết định 58/2016, Thủ tướng chính phủ đã “thúc” thoái vốn nhà nước tại nhiều doanh nghiệp nhà nước (SOEs) trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhìn chung, Quyết định 58/2016 đã  giảm mạnh các ngành mà Nhà nước nắm quyền sở hữu ở mức tối thiểu và quan trọng hơn, công bố danh mục 240 SOEs mà Nhà nước sẽ thoái vốn trong giai đoạn 2016 – 2020. So với Quyết định 37/2014, hiện tại Nhà nước có thể:

  • Bán toàn bộ phần vốn góp của mình trong SOEs hoạt động trong các lĩnh vực (1) Vệ sinh môi trường, thoát nước đô thị hoặc chiếu sáng đô thị; (2) khai thác, sản xuất và cung cấp nước sạch; (3) thăm dò tài nguyên thiên nhiên; (4) sản xuất giống cây trồng hoặc vắcxin; (5) vận chuyển quốc tế và (6) vận tải đường sắt. Trước đó, Nhà nước chỉ có thể bán xuống còn 50% vốn điều lệ của SOEs hoạt động trong các lĩnh vực trên. 
  • Bán xuống còn 50% vốn điều lệ của SOEs hoạt động trong các lĩnh vực (1) sản xuất hóa chất; (2) vận chuyển hàng không; (3) sản xuất thuốc lá điếu, (4) dịch vụ viễn thông, (5) SOEs chiếm thị phần từ 30% trở lên hoạt động trong các lĩnh vực bán buôn gạo, đầu mối nhập khẩu xăng dầu, và (6) kinh doanh bán lẻ điện. Trước đó, Nhà nước chỉ có thể bán xuống còn 65% vốn điều lệ của SOEs hoạt động trong các lĩnh vực trên.
  • Chỉ nắm 100% vốn điều lệ trong SOEs hoạt động trong những lĩnh vực hạ tầng đường sắt mà Nhà nước đầu tư. Quy định này cho thấy đầu tư tư nhân trong ngành hạ tầng đường sắt đang được khuyến khích.
  • Bán lên tới 35% vốn sở hữu trong Vinacomin (Tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam), Tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí,  và Agribank (ngân hàng có mạng lưới lớn nhất ở Việt Nam).
  • Bán lên tới 50% vốn sở hữu trong Vinachem (nhà sản xuất hóa chất và phân bón lớn nhất Việt Nam), Vinataba (nhà sản xuất thuốc lá lớn nhất Việt Nam), Mobifone và VNPT (nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn thứ hai và thứ ba), và Vinacafe (nhà sản xuất cà phê lớn).
  • Bán toàn bộ vốn sở hữu trong Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam, Hapro (tổng công ty bán lẻ và thương mại tại Hà Nội), Satra (tổng công ty bán lẻ và thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh), ba công ty phát điện lớn của ngành điện Việt Nam, Vinashin, Vincem (nhà sản xuất xi măng), PVOIL (nhà phân phối và nhập khẩu dầu), nhà máy lọc dầu Dung Quất (nhà máy lọc dầu đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam), VTVCab (nhà cung cấp dịch vụ cáp truyền hình có vốn nhà nước), Tổng công ty Sông Đà và Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD).

Một phần của bài viết này được đóng góp bởi Trần Trọng Linh, thực tập sinh luật tại Venture North Law.

 

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CÓ THỂ ỦY QUYỀN VIỆC BÁN TRỰC TIẾP CỔ PHẦN NHÀ NƯỚC TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN CHƯA NIÊM YẾT?

Theo Nghị định 91/2015 và Công văn số 10791 của Bộ Tài chính (BTC) vào tháng 8/2016, hiện không rõ liệu Thủ tướng có thể ủy quyền việc bán cổ phần Nhà nước trong công ty cổ phần chưa niêm yết cho một nhà đầu tư tư nhân mà không cần tổ chức đấu giá cổ phần công khai trước tiên hay không. Thực tế, nhiều nhà đầu tư (đặc biệt là các nhà đầu tư muốn có quyền kiểm soát hoặc nắm giữ cổ phần chi phối trong công ty cổ phần của Nhà nước) mong muốn có thể thỏa thuận trực tiếp với bên bán hơn là phải trải qua một quá trình đấu giá công khai phức tạp.

Trước đây, Nghị định 71/2013 quy định đối với công ty cổ phần chưa niêm yết (phần lớn thuộc sở hữu của Nhà nước), nếu (1) chỉ có một người mua đăng ký mua cổ phần của Nhà nước hoặc (2) Thủ tướng ủy quyền bằng văn bản thì sau đó bên bán có thể bán cổ phần thông qua đàm phán trực tiếp với các nhà đầu tư". Vì vậy, việc Thủ tướng có thể ủy quyền bán trực tiếp cổ phần nhà nước trong công ty cổ phần chưa niêm yết mà không thông qua đấu giá công khai là khá rõ ràng.

Nghị định 91/2015 thay thế Nghị định 71/2013 cho phép bán cổ phần thông qua đàm phán trực tiếp giữa bên bán (Nhà nước) và các nhà đầu tư trong trường hợp việc bán theo lô bằng cách đấu giá công khai không thành công (trường hợp chỉ có một nhà đầu tư đăng ký mua hoặc Thủ tướng ủy quyền bán bằng văn bản). Những từ ngữ được đặt trong dấu ngoặc dẫn đến các cách hiểu khác nhau:

·         Hướng giải thích đầu tiên là Thủ tướng chỉ có thể cho phép đàm phán trực tiếp để bán cổ phần nhà nước sau khi bán theo lô thông qua đấu giá công khai không thành công. Cách giải thích trên xuất phát từ câu "Thủ tướng Chính phủ ủy quyền bán bằng văn bản” được đặt trong dấu ngoặc đơn. Theo đó, điều này sẽ hạn chế thẩm quyền của Thủ tướng đối với việc ủy quyền bán trực tiếp cổ phần nhà nước trước khi đấu giá công khai; và

·         Hướng giải thích thứ hai cho rằng dấu ngoặc đã được đặt sai vị trí mà đúng ra phải đặt dấu ngoặc sau từ "mua". Điều này được lý giải là vì các từ được đặt trong ngoặc đơn có nhiệm vụ  giải thích nguyên nhân dẫn đến việc tiến hành bán theo lô theo phương thức đấu giá công khai không thành công. Và việc ủy quyền của Thủ tướng không thể dẫn đến thất bại khi tiến hành bán theo lô theo phương thức đấu giá công khai. Hướng giải thích này đồng thời cũng phù hợp với các quy định về bán cổ phần nhà nước theo lô theo Quyết định 41/2015 của Thủ tướng Chính phủ và thực tế ở Việt Nam Thủ tướng thường có nhiều quyền hạn khi xử lý các doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà nước (hoặc bị chi phối bởi phần vốn nhà nước).

Tuy nhiên, mới đây Bộ Tài chính đã trình Công văn lên Thủ tướng Chính phủ, trong đó Bộ Tài chính đã đưa ra giải thích về những điều khoản có liên quan tại Nghị định 91/2015, Bộ Tài chính đã nhiều lần trích dẫn chính xác các từ ngữ của Nghị định 91/2015. Điều này cho thấy Bộ Tài chính không cho rằng vị trí đặt dấu ngoặc thứ hai là lỗi soạn thảo. Nội dung của Công văn cũng cho thấy rằng Thủ tướng không còn quyền hạn một cách rõ ràng như trước để ủy quyền bán trực tiếp cổ phần nhà nước trước khi đấu giá công khai.

Bài viết được đóng góp bởi Mai Chi, một thành viên của VILAF.