Yêu cầu thông báo tập trung kinh tế phát sinh từ việc xử lý tài sản bảo đảm là cổ phần và phần vốn góp theo Luật Cạnh Tranh của Việt Nam

Theo quy định của Luật Cạnh Tranh 2018, nhìn chung, bất kỳ giao dịch tập trung kinh tế nào (cụ thể, bất kỳ giao dịch mua bán và sáp nhập nào) đạt Ngưỡng Thông Báo Tập Trung Kinh Tế theo Nghị Định 35/2020 sẽ phải thông báo với Ủy Ban Cạnh Tranh Quốc Gia (UBCTQG). Theo đó, việc xử lý tài sản bảo đảm là cổ phần và phần vốn góp bởi bên cho vay dẫn đến việc thay đổi về quyền kiểm soát của bên vay có thể được coi là tập trung kinh tế, và phải tuân thủ yêu cầu thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh Tranh 2018. Điều này có thể gây mất nhiều thời gian đối với bên cho vay (ví dụ, một ngân hàng Việt Nam hoặc một bên cho vay nước ngoài) (các chủ nợ có bảo đảm) trong việc xử lý cổ phần hoặc phần vốn góp được thế chấp/cầm cố trên thực tế.

Theo Nghị Định 163/2006, trong trường hợp thế chấp/cầm cố cổ phần hoặc phần vốn góp, chủ nợ và bên nhận nợ có thể thỏa thuận về những phương thức xử lý tài sản bảo đảm sau đây: (i) bán cổ phần được thế chấp/cầm cố (bằng cách bán đấu giá hoặc bán riêng lẻ); (ii) nhận chính cổ phần được thế chấp/cầm cố để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ hoặc (iii) phương thức xử lý khác.

Quan điểm của Tòa Án Nhân Dân Tối Cao Việt Nam về các khoản vay vượt quá phạm vi đại diện của doanh nghiệp

Vào tháng 9 năm 2019, Tòa Án Nhân Dân Tối Cao đã đưa ra một Quan Điểm quan trọng tới các tòa án cấp dưới về cách giải quyết một thỏa thuận cho vay của bên vay không có những chấp thuận nội bộ doanh nghiệp phù hợp. Quan điểm liên quan đến bên vay là một công ty trách nhiệm hữu hạn đã không được Hội Đồng Thành Viên chấp thuận cho khoản vay ngân hàng. Tuy nhiên, quan điểm trên nhìn chung có thể được áp dụng cho cả bên vay là các công ty cổ phần. Quan điểm của Tòa Án không phải là luật. Nhưng nó vẫn có thể giúp bên cho vay trong việc bảo vệ các khoản cho vay của họ trong trường hợp bên vay là doanh nghiệp muốn thoát khỏi các khoản vay trên cơ sở các khoản vay đó không có các chấp thuận nội bộ doanh nghiệp phù hợp.

Đối với khoản vay được ký bởi người đại diện theo pháp luật của công ty nhưng chưa được cơ quan có liên quan của công ty chấp thuận (một khoản vay vượt quá phạm vi đại diện), nói chung, tòa án vẫn nên coi công ty là bên vay và bị ràng buộc bởi hợp đồng cho vay nếu:

Cầm cố tài sản vô hình ở Việt Nam

Cầm cố tài sản là giao dịch trong đó một bên (bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Luật không nêu rõ hành động nào có thể được coi là “giao” tài sản. Do đó, việc một bên có thể sử dụng tài sản vô hình như quyền đòi nợ để làm tài sản cầm cố hay không là không rõ ràng.

Một mặt, định nghĩa cầm cố gợi ý rằng tài sản cầm cố phải là hữu hình để tài sản đó có thể được giao hoặc chuyển đến cho bên nhận cầm cố. Theo đó, tài sản vô hình không thể cầm cố được vì nó không thể được giao về mặt vật lý bởi một bên cho bên khác.

Mặt khác, trong luật có những điều khoản gợi ý rằng cầm cố tài sản vô hình có thể được cho phép vì:

Đăng ký thế chấp chứng khoán đại chúng tại Tổng Công Ty Lưu Ký và Bù Trừ Chứng Khoán Việt Nam

Theo Luật Chứng Khoán mới năm 2019, Tổng Công Ty Lưu Ký và Bù Trừ Chứng Khoán Việt Nam (VSDCC) sẽ thay thế cho Trung Tâm Lưu Ký Chứng Khoán Việt Nam hiện nay và sẽ có thẩm quyền đăng ký biện pháp bảo đảm (như cầm cố hoặc thế chấp) đối với chứng khoán đã đăng ký tập trung tại VSDCC (chứng khoán đại chúng). Hiện nay, biện pháp bảo đảm đối với chứng khoán đại chúng được đăng ký tại NRAST, một cơ quan thuộc Bộ Tư Pháp. Mặc dù chưa rõ ràng, việc đăng ký thế chấp chứng khoán đại chúng dường như sẽ được thực hiện tại VSDCC thay vì đăng ký tại NRAST. Việc đăng ký các biện pháp bảo đảm đối với chứng khoán đại chúng tại VSDCC sẽ phụ thuộc vào hướng dẫn của Chính Phủ. Tuy nhiên, việc thay đổi về quyền hạn mới của VSDCC có thể phát sinh một số vấn đề như sau: