CHỮ KÝ ĐIỆN TỬ VÀ CHỮ KÝ SỐ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Theo Luật Giao Dịch Điện Tử, chữ ký điện tử được định nghĩa là được tạo ra dưới dạng từ, chữ viết, chữ số, ký hiệu, âm thanh hoặc dưới dạng khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô ghích với thông điệp dữ liệu và có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự đồng ý của người đó với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.

Theo Điều 24.1 của Luật Giao Dịch Điện Tử, chữ ký điện tử của một cá nhân được gắn vào thông điệp dữ liệu sẽ có giá trị pháp lý tương đương với chữ ký của cá nhân đó được gắn với một tài liệu bằng văn bản nếu:

· Phương pháp tạo chữ ký điện tử cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ được sự chấp thuận của người ký đối với nội dung của thông điệp dữ liệu; và

HÀNH ĐỘNG TẬP THỂ BỞI TRÁI CHỦ TẠI VIỆT NAM

Cơ chế hành động tập thể giữa các trái chủ là một trong những điểm phổ biến trong các điều khoản và điều kiện của trái phiếu doanh nghiệp.  Hai đặc điểm quan trọng của cơ chế hành động tập thể là:

· Việc sử dụng Đại Diện Được Ủy Nhiệm (Bond Trustee) để hành động vì lợi ích của trái chủ; và

· Việc sử dụng Hội nghị của các Trái Chủ cho phép việc đưa ra một quyết định của đa số (hoặc đại đa số) trái chủ liên quan đến trái phiếu (ví dụ: thay đổi các điều khoản của trái phiếu) để ràng buộc các trái chủ thiểu số không đồng ý với quyết định đó.

Có thể cho rằng, nếu các điều khoản về cuộc họp của các trái chủ được quy định trong các điều khoản của trái phiếu và trái chủ đồng ý với điều khoản đó thì các quy định về giao dịch dân sự theo Bộ Luật Dân Sự 2015 có thể cho phép việc sử dụng cuộc họp của các trái chủ tại Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu lực của quyết định được đưa ra tại cuộc họp trái chủ trong đó không được chấp thuận bởi tất cả các trái chủ vẫn còn là một câu hỏi theo luật pháp Việt Nam. Điều này là bởi:

SẢN PHẨM TÀI CHÍNH CÔNG NGHỆ (FINTECH) VÀ CÁC QUY ĐỊNH PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN TẠI VIỆT NAM

Theo quy định về phòng chống rửa tiền, giao dịch tài chính sử dụng công nghệ mới là giao dịch có thể được thực hiện bởi khách hàng mà không cần gặp gỡ nhân viên của một tổ chức tài chính. Nếu nhà cung cấp dịch vụ tài chính (có thể bao gồm nhà cung cấp dịch vụ thanh toán như nhà cung cấp ví điện tử) cung cấp dịch vụ tài chính sử dụng công nghệ mới, tổ chức tài chính vẫn bị yêu cầu phải gặp khách hàng trong lần đầu sử dụng dịch vụ và thu thập thông tin KYC (know your customer). 

Yêu cầu về việc gặp thực tế nhằm thu thập tài liệu thông tin KYC có thể khiến việc tung ra một sản phẩm fintech ở Việt Nam chậm hơn nhiều so với các quốc gia khác.

DỰ THẢO SỬA ĐỔI VỀ QUẢN LÝ CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC COI LÀ NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO LUẬT ĐẦU TƯ 2014

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KHĐT) vừa công bố nhiều dự thảo sửa đổi Luật Đầu tư 2014 ( Https://Tinyurl.Com/Y8tnwkkt ). Liên quan đến các đối tượng được xác định là nhà đầu tư nước ngoài,

· Bộ KHĐT đề xuất rằng một tổ chức kinh tế được kiểm soát bởi các nhà đầu tư nước ngoài (Tổ Chức Bị Nước Ngoài Kiểm Soát) phải tuân thủ các điều kiện đầu tư áp dụng đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi Tổ Chức Bị Nước Ngoài Kiểm Soát thành lập công ty mới hoặc mua lại cổ phần, phần vốn góp trong một công ty khác.

· Tổ Chức Bị Nước Ngoài Kiểm Soát là một công ty tại Việt Nam, trong đó các nhà đầu tư nước ngoài (1) sở hữu hơn 50% vốn điều lệ hoặc cổ phần phổ thông của công ty đó; hoặc (2) trực tiếp hoặc gián tiếp có quyền bổ nhiệm các thành viên của Hội đồng quản trị [,] người đại diện theo pháp luật của công ty đó; hoặc (3) có quyền quyết định sửa đổi điều lệ của công ty đó.