Góp ý về Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng

Vào ngày 31 tháng 5 năm 2023, Bộ Công An (BCA) ban hành dự thảo Nghị định xử phạt hành chính về an ninh mạng lần thứ 3 (Dự Thảo Nghị Định Lần 3). Dự Thảo Nghị Định Lần 3 quy định các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định pháp luật về an ninh mạng (như Luật An Ninh Mạng 2018, Nghị Định 53/2022 quy định chi tiết Luật An Ninh Mạng 2018) và các quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân (như Nghị Định 13/2023 về bảo vệ dữ liệu cá nhân). Trong bài viết này, chúng tôi đưa ra những góp ý và kiến nghị tương ứng đối với một số quy định tại Dự Thảo Nghị Định Lần 3. Bài viết này được thực hiện bởi Trịnh Phương Thảo và biên tập bởi Nguyễn Quang Vũ.

Yêu cầu chào mua công khai có áp dụng cho việc mua lại gián tiếp một công ty đại chúng Việt Nam thông qua việc mua lại công ty mẹ không đại chúng của công ty đó không?

Không có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi này vì không rõ thế nào là “gián tiếp sở hữu” theo Luật Chứng Khoán 2019. Cụ thể, trong số các trường hợp khác, theo Điều 35.1(a) của Luật Chứng Khoán 2019, quy định chào mua công khai được áp dụng khi (gạch chân được thêm vào):

Nhà đầu tư và người có liên quan của nhà đầu tư (trừ trường hợp nhà đầu tư và người có liên quan của họ là các quỹ đầu tư, công ty quản lý quỹ) dự kiến mua cổ phiếu có quyền biểu quyết dẫn đến việc sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp từ 25% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của một công ty đại chúng.

Không rõ:

·         Dẫn chiếu đầu tiên đến “cổ phiếu có quyền biểu quyết” đề cập đến cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty đại chúng có liên quan (công ty mục tiêu) hoặc có thể đề cập đến cổ phiếu có quyền biểu quyết của bất kỳ công ty nào; và

Thông Tư Mới về Quản Lý Rủi Ro Môi Trường trong Hoạt Động Cho Vay của Các Ngân Hàng tại Việt Nam

Ngày 23 tháng 12 năm 2022, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông Tư 17/2022 quy định về quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng. Thông tư 17/2022 sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 6 năm2023. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến những điểm chính của Thông tư 17/2022.

1) Phạm vi áp dụng. Tổ chức tín dụng sẽ phải quản lý rủi ro môi trường nếu cho vay các dự án đầu tư sau:

· các dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao;

· các dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường; và

· các dự án ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.

Hợp Đồng Mua Bán Điện Trực Tiếp tại Việt Nam – Giới thiệu cơ bản

Trong Quy Hoạch Điện VIII (QHĐ VIII), cơ chế hợp đồng mua bán điện trực tiếp (DPPA) được đề xuất triển khai thí điểm. Cơ chế DPPA đem đến một hình thức bán điện mới cho các dự án năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, QHĐ VIII chưa có các thông tin cơ bản về việc cơ chế DPPA sẽ được triển khai theo như thế nào. Dù vậy, trước khi QHĐ VIII được ban hành, trong năm 2022, một dự thảo quyết định của Thủ Tướng (Dự Thảo Quyết Định) về việc thí điểm (Cơ Chế Thí Điểm) cơ chế DPPA được ban hành để lấy ý kiến. Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu cấu trúc cơ bản của cơ chế DPPA và một số nội dung chính của DPPA.

Theo Cơ Chế Thí Điểm, cơ chế DPPA được thực hiện theo mô hình DPPA tài chính như sau: