TIÊU CHUẨN MỚI ĐỂ TRỞ THÀNH THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐỘC LẬP TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG Ở VIỆT NAM

Nghị Định 71/2017 thay thế Thông Tư 121/2012 về quản trị doanh nghiệp của công ty cổ phần đại chúng (CTCP Đại Chúng) từ ngày 01/08/2017. Nghị Định 71/2017 không có tiêu chí riêng để một người trở thành thành viên hội đồng quản trị (HĐQT) độc lập nhưng đề cập đến các tiêu chí theo Luật Doanh Nghiệp 2014. Bảng dưới đây so sánh các tiêu chí cũ đối với một thành viên HĐQT độc lập trong một CTCP Đại Chúng với các tiêu chí mới theo Luật Doanh Nghiệp 2014. Mặc dù trong một số lĩnh vực, Luật Doanh Nghiệp 2014 quy định các tiêu chí nghiêm ngặt hơn, Luật Doanh nghiệp 2014 có một số thiếu sót lớn (ví dụ, bao gồm thiếu sót trong việc loại trừ người quản lý của công ty liên kết hoặc người đại diện hoặc người có liên quan của cổ đông lớn trong CTCP Đại Chúng khỏi việc giữ chức vụ thành viên HĐQT độc lập của CTCP Đại Chúng).

Bài viết được đóng góp bởi Hà Thành Phúc, luật sư tập sự tại Venture North Law.

LUẬT CẠNH TRANH 2018 CỦA VIỆT NAM

Luật Cạnh tranh mới (Luật Cạnh tranh 2018) sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2019 tại Việt Nam. Một số thay đổi quan trọng của Luật Cạnh Tranh 2018 như sau:

Phạm vi áp dụng rộng hơn: Luật Cạnh tranh 2018 giờ đây sẽ điều chỉnh bất kỳ hoạt động nào bất kể hoạt động đó thực hiện bởi pháp nhân, cá nhân Việt Nam hay nước ngoài gây hoặc có khả năng gây “tác động hạn chế cạnh tranh” đối với thị trường Việt Nam. Tác động hạn chế cạnh tranh có nghĩa là tác động loại trừ, làm giảm, sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường. Theo Luật Cạnh Tranh 2018, cơ quan cạnh tranh của Việt Nam sẽ có thẩm quyền rõ ràng để xử lý các hoạt động và giao dịch ngoài lãnh thổ có tác động đến thị trường Việt Nam. Ngoài ra, Luật Cạnh tranh 2018 hiện nay cũng áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp công lập như bệnh viện, hoặc trường học vốn về cơ bản không phải là doanh nghiệp.

NGHĨA VỤ BẢO MẬT CỦA LUẬT SƯ TẠI VIỆT NAM

Luật sư tại Việt Nam phải tuân thủ nghĩa vụ bảo mật sau đây với khách hàng của mình, bao gồm:

·         Luật sư  tiết lộ thông tin về vụ, việc, và khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác (ví dụ, Bộ Luật Hình Sự 2015). Do nguyên tắc này quy định thêm việc “pháp luật có quy định khác”, luật sư không thể viện dẫn nguyên tắc này để từ chối yêu cầu cung cấp thông tin hoặc làm chứng chống lại khách hàng của mình trong một vụ án hình sự;

·         Luật sư không được sử dụng các thông tin về vụ, việc, và khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

·         Tổ chức hành nghề luật sư có trách nhiệm bảo đảm các luật sư và nhân viên trong tổ chức đó không tiết lộ thông tin về vụ, việc, và khách hàng của tổ chức đó; và

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA LUẬT SƯ ĐỐI VỚI VIỆC KHÔNG TỐ GIÁC CÁC TỘI PHẠM ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI CÔNG TY TẠI VIỆT NAM

Theo Điều 19.3 của Bộ Luật Hình Sự 2015 của Việt Nam, nếu một người bào chữa, trong quá trình bảo vệ cho bị cáo, biết rõ tội phạm đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện hoặc đang được chuẩn bị thực hiện bởi bị cáo đó, người bào chữa sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với việc không tố giác tội phạm đó với cơ quan có thẩm quyền trừ trường hợp tội phạm đó là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm liên quan đến an ninh quốc gia. Đây dường như là một phiên bản cấp thấp của Đặc Quyền Luật Sư và Thân Chủ (Attorney-Client Privilege) trong một số hệ thống pháp luật khác. Bộ Luật Hình Sự 1999 trước đây không quy định rõ ràng việc miễn trừ trách nhiệm nhiệm hình sự của người bào chữa đối với việc không tố giác tội phạm. Quyền được miễn trừ của người bào chữa theo Điều 19.3 được đưa ra lần đầu trong Bộ Luật Hình Sự 2015. Khi áp dụng Điều 19.3 trong trường hợp liên quan tới trách nhiệm hình sự của công ty, những điểm sau nên được lưu ý: