ĐIỀU LỆ MẪU MỚI CHO CÁC CÔNG TY ĐẠI CHÚNG TẠI VIỆT NAM

Ngày 22 tháng 9 năm 2017,  Bộ Tài Chính đã ban hành điều lệ mẫu cho các công ty đại chúng theo quy định của Thông Tư 95/2017 hướng dẫn các quy định quản lý mới của Nghị Định 71/2017. Điều lệ mẫu (Điều Lệ Mẫu Mới) thay thế cho điều lệ mẫu cũ (Điều Lệ Mẫu Cũ) được quy định tại Thông Tư 121/2012, dựa trên quy định của Luật Doanh Nghiệp 2005 đã hết hiệu lực. Các điều lệ này không phải là mẫu áp dụng bắt buộc theo luật, do vậy nên chỉ dùng cho mục đích tham khảo.

Hầu hết các thay đổi trong Điều Lệ Mẫu Mới thể hiện các thay đổi trong Luật Doanh Nghiệp 2014 và Nghị Định 71/2017 (xem thêm tại Đây). Bên cạnh đó, Điều Lệ Mẫu Mới đưa ra nhiều thay đổi đáng chú ý như sau:

NGHỊ ĐỊNH 71/2017 – QUY ĐỊNH MỚI VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG Ở VIỆT NAM

Nghị định 71/2017 đưa ra nhiều quy định mới về quản trị công ty áp dụng cho các công ty cổ phần đại chúng ở Việt Nam. Nghị Định 71/2017 sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 8 năm 2017. Dưới đây  là bảng so sánh chi tiết giữa Nghị Định 71/2017 và quy định cũ về quản trị công ty tại Thông Tư 121/2012 của Bộ Tài Chính. Bài viết được đóng góp bởi Hà Thanh Phúc và Nguyễn Hằng Nga - thực tập sinh tại Venture North Law.

MUA CỔ PHIẾU TỪ MỘT CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM

Khi mua cổ phiếu niêm yết của một công ty cổ phần đại chúng (CTCP Đại Chúng) từ một cá nhân bán cổ phiếu thông qua tài khoản chứng khoán của người đó, người mua sẽ không phải xác định quyền bán của cá nhân đó đối với số cổ phần đã niêm yết theo Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014 nếu:

·           cổ phiếu niêm yết không phải là nguồn thu nhập chính của người bán và vợ/chồng của người đó (nếu người bán đã kết hôn); và

·           người mua là một người mua ngay tình không biết và không phải biết rằng người bán đã kết hôn hoặc không có quyền bán số cổ phiếu niêm yết đó theo Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014.

PHÂN LOẠI NỢ XẤU TẠI VIỆT NAM

Nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tới việc đầu tư vào các khoản nợ xấu (Nợ Xấu) tại Việt Nam trước tiên nên biết về các loại Nợ Xấu ở Việt Nam.

Tùy thuộc vào bên cho vay hiện tại, Nợ Xấu có thể được phân loại thành:

·         Nợ Xấu của các tổ chức tín dụng trong nước (Nợ Xấu Ngân Hàng). Nhìn chung, một chủ thể nước ngoài có thể mua và chuyển nhượng các Khoản Vay Ngân Hàng. Khuôn khổ pháp lý cho việc đầu tư vào Nợ Xấu Ngân Hàng đang được phát triển. Có các quy định riêng của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (NHNN) về chuyển nhượng các khoản vay ngân hàng và mới đây, một nghị quyết đặc biệt của Quốc Hội về việc xử lý Nợ Xấu Ngân Hàng phát sinh trước ngày 15 tháng 8 năm 2017 (Nghị Quyết Nợ Xấu) đã được ban hành. Về lý thuyết, một Khoản Vay Ngân Hàng được chuyển nhượng cho một chủ thể nước ngoài có thể được xem như là khoản vay nước ngoài và phải tuân thủ quy định về khoản vay nước ngoài. Tuy nhiên, NHNN đã chỉ ra rằng, một khoản Nợ Xấu Ngân Hàng được bán cho một chủ thể nước ngoài không được xem như là khoản vay nước ngoài;