Các quy định mới về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Sau khi mới ban hành Luật Chứng Khoán 2019, vào tháng 11 năm 2020, Bộ Tài Chính đã ban hành Thông Tư 96/2020 hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán (Thông Tư 96/2020) có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021. Thông Tư 96/2020 có một số điểm mới như sau:

Định nghĩa “ngày thực hiện giao dịch chứng khoán” và “ngày hoàn tất giao dịch chứng khoán”.

Thông Tư 96/2020 đưa ra các quy định chi tiết để xác định “ngày thực hiện giao dịch chứng khoán” và “ngày hoàn tất giao dịch chứng khoán”. Những quy định chi tiết này sẽ giúp làm rõ nghĩa vụ công bố thông tin của các đối tượng phải thực hiện công bố thông tin.

Ví dụ, ngày thực hiện giao dịch chứng khoán là:

· Ngày đặt lệnh giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán, nếu giao dịch được thực hiện qua sở giao dịch chứng khoán;

Huy động vốn hoạt động của công ty tài chính tổng hợp

1. Theo luật, công ty tài chính tổng hợp được định nghĩa là công ty tài chính được thực hiện các hoạt động quy định tại Luật Các Tổ Chức Tín Dụng 2010. Theo Luật Các Tổ Chức Tín Dụng 2010, công ty tài chính được phép huy động vốn hoạt động dưới các hình thức sau đây với điều kiện là các hình thức huy động vốn đó được quy định rõ trong giấy phép thành lập và hoạt động của công ty tài chính:

1.1.1. Nhận tiền gửi từ các tổ chức;

1.1.2. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu và trái phiếu (các Giấy Tờ Có Giá) để huy động vốn từ các tổ chức; và

1.1.3. Vay vốn từ các tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật; và vay vốn từ Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (NHNN) theo hình thức tái cấp vốn.

Cấu trúc mới để vượt qua yêu cầu chào mua công khai theo pháp luật chứng khoán Việt Nam

Theo Luật Chứng Khoán 2019, một bên mua đề xuất (Bên Mua) muốn mua lại từ 25% trở lên tổng số cổ phần (Cổ Phần Bán) của một công ty đại chúng (Mục Tiêu) phải tuân thủ yêu cầu chào mua công khai (Xem Tại Đây). Tuy nhiên, dựa trên những Khả Năng Miễn Trừ Chào Mua Công Khai Mới mà pháp luật quy định, có thể có một khả năng không cần phải thực hiện các thủ tục chào mua công khai bằng cách sáp nhập bên mua và các chủ thể liên quan của bên bán như sau:

· Bước 1: Các cổ đông bán cổ phần (Bên Bán) thành lập một công ty phục vụ mục đích đặc biệt cho giao dịch mua bán này (SPV1) bằng cách góp tất cả Cổ Phần Bán vào SPV1. Bước này không kích hoạt yêu cầu chào mua công khai vì bước này là việc chuyển nhượng Cổ Phần Bán trong nội bộ nhóm công ty.

Nghị Định 153/2020 mới về Phát Hành Trái Phiếu Doanh Nghiệp ở Việt Nam

Vào tháng 12 năm 2020, Chính Phủ đã ban hành Nghị Định 153/2020, quy định, bên cạnh những quy định khác, về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ của các tổ chức phát hành trái phiếu Việt Nam. Nghị Định 153/2020 không điều chỉnh việc chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng. Nghị Định 153/2020 có những điểm đáng chú ý sau liên quan đến phát hành trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam:

· Bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp - Nghị Định 153/2020 cho phép việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ được bảo lãnh bởi bên bảo lãnh doanh nghiệp thay vì bên bảo lãnh ngân hàng theo Nghị Định 163/2018.

· Ít điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ hơn – Nghị Định 153/2020 không còn yêu cầu một doanh nghiệp phải có ít nhất một năm hoạt động. Yêu cầu không thanh toán quá hạn đối với các trái phiếu trước đó được hủy bỏ nếu tổ chức phát hành có kế hoạch phát hành trái phiếu cho một tổ chức tài chính được lựa chọn.