NỘI DUNG CẤM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN TỚI TIỀN ẢO

Theo thông báo gần đây tại Công văn số 4486/UBCK-GSDC ngày 20/7/2018 , Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước của Việt Nam (UBCKNN) yêu cầu các công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý tài sản và quỹ đầu tư chứng khoán (i) không được thực hiện bất kỳ hoạt động phát hành, giao dịch hoặc môi giới giao dịch bất hợp pháp nào liên quan đến tiền ảo bao gồm tiền điện tử như Bitcoin và (ii) tuân thủ các quy định pháp luật về phòng chống rửa tiền.

Công văn trên được dựa trên Chỉ thị 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11 tháng 4 năm 2018. Cả hai văn bản một lần nữa khẳng định quan điểm của Chính Phủ Việt Nam về tiền ảo được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nêu trong thông cáo báo chí ngày 27 tháng 2 năm 2014 về Bitcoin tại Việt Nam:

(a) tiền ảo không phải là tiền tệ; và

(b) tiền ảo không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp.

LUẬT CẠNH TRANH 2018 CỦA VIỆT NAM

Luật Cạnh tranh mới (Luật Cạnh tranh 2018) sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2019 tại Việt Nam. Một số thay đổi quan trọng của Luật Cạnh Tranh 2018 như sau:

Phạm vi áp dụng rộng hơn: Luật Cạnh tranh 2018 giờ đây sẽ điều chỉnh bất kỳ hoạt động nào bất kể hoạt động đó thực hiện bởi pháp nhân, cá nhân Việt Nam hay nước ngoài gây hoặc có khả năng gây “tác động hạn chế cạnh tranh” đối với thị trường Việt Nam. Tác động hạn chế cạnh tranh có nghĩa là tác động loại trừ, làm giảm, sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường. Theo Luật Cạnh Tranh 2018, cơ quan cạnh tranh của Việt Nam sẽ có thẩm quyền rõ ràng để xử lý các hoạt động và giao dịch ngoài lãnh thổ có tác động đến thị trường Việt Nam. Ngoài ra, Luật Cạnh tranh 2018 hiện nay cũng áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp công lập như bệnh viện, hoặc trường học vốn về cơ bản không phải là doanh nghiệp.

LUẬT AN NINH MẠNG NĂM 2018 CỦA VIỆT NAM

Luật mới về an ninh mạng (LANM 2018) sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2019 tại Việt Nam. Luật này không chỉ cung cấp các biện pháp để bảo vệ môi trường mạng ở một mức độ nào đó đã được quy tại Luật An Toàn Thông Tin Mạng ngày 19 tháng 11 năm 2015, LANM 2018 cũng quy định các nội dung khác để kiểm soát các nội dung được đăng hoặc công bố trên mạng. Dưới đây là một số vấn đề nổi bật của LANM 2018.

PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA LANM 2018

LANM 2018 áp dụng cho tất cả các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc bảo vệ an ninh mạng, được định nghĩa rất rộng để đảm bảo các hoạt động trong không gian mạng không gây hại cho an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Cụ thể, LANM 2018 sẽ áp dụng đối với các tổ chức ở nước ngoài có người dùng cư trú ở Việt Nam như Google hoặc Facebook.

LANM 2018 quy định bao trùm tất cả các mạng cơ sở hạ tầng CNTT, viễn thông, Internet, hệ thống máy tính, cơ sở dữ liệu, hệ thống kiểm soát và lưu trữ, xử lý thông tin, và điều chỉnh hoạt động của mọi doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong không gian mạng và người dùng Internet bao gồm cả thương mại điện tử, trang web, diễn đàn trực tuyến, mạng xã hội và blog.

NGHĨA VỤ BẢO MẬT CỦA LUẬT SƯ TẠI VIỆT NAM

Luật sư tại Việt Nam phải tuân thủ nghĩa vụ bảo mật sau đây với khách hàng của mình, bao gồm:

·         Luật sư  tiết lộ thông tin về vụ, việc, và khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác (ví dụ, Bộ Luật Hình Sự 2015). Do nguyên tắc này quy định thêm việc “pháp luật có quy định khác”, luật sư không thể viện dẫn nguyên tắc này để từ chối yêu cầu cung cấp thông tin hoặc làm chứng chống lại khách hàng của mình trong một vụ án hình sự;

·         Luật sư không được sử dụng các thông tin về vụ, việc, và khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

·         Tổ chức hành nghề luật sư có trách nhiệm bảo đảm các luật sư và nhân viên trong tổ chức đó không tiết lộ thông tin về vụ, việc, và khách hàng của tổ chức đó; và