HƯỚNG DẪN MỚI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (NHNN) VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

Luật sư M&A tại Việt Nam thường tốn rất nhiều thời gian (và chi phí của khách hàng) để tìm ra cách thức và thời điểm nên thực hiện thanh toán cho giao dịch M&A. Điều này một phần là do NHNN chưa ban hành bất kỳ hướng dẫn nào về kiểm soát ngoại hối đối với hoạt động đầu tư theo Luật Đầu Tư 2014 kể từ năm 2015. Hy vọng từ tháng 9 năm 2019 tình hình sẽ được cải thiện đáng kể nhờ Thông Tư 6/2019 mới của NHNN. Theo Thông Tư 6/2019,

·        Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, mà phải mở Tài Khoản Vốn Đầu Tư Trực Tiếp (Direct Investment Capital Account) (DICA), bao gồm nhưng không giới hạn, (1) doanh nghiệp được thành lập bởi, bên cạnh những người khác, các nhà đầu tư nước ngoài và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCNĐKĐT), và (2) doanh nghiệp ban đầu được thành lập bởi các nhà đầu tư Việt Nam nhưng sau đó được các nhà đầu tư nước ngoài mua lại và sở hữu từ 51% trở lên vốn điều lệ của các doanh nghiệp đó. Trước đây, các doanh nghiệp tại trường hợp (2) không bắt buộc phải mở DICA nếu họ không có Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Đầu Tư. Tuy nhiên, dường như một doanh nghiệp là công ty con của doanh nghiệp có DICA thì không bắt buộc phải mở DICA.

DỰ THẢO SỬA ĐỔI CÁC QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH HÀNG MIỄN THUẾ

Bộ Tài Chính mới đây đã công bố dự thảo sửa đổi các quy định hiện hành về hàng miễn thuế theo Nghị Định 167/2016. Dưới đây là một bình luận về dự thảo sửa đổi:

·        Định nghĩa về “hàng hóa tạm nhập khẩu vào Việt Nam” được sửa đổi để bao gồm hàng hóa được nhập khẩu tạm thời từ “các khu phi thuế quan và kho ngoại quan”. Theo quy định hiện hành, không rõ liệu hàng hóa từ các khu phi thuế quan và kho ngoại quan có thể được bán trong các cửa hàng miễn thuế hay không.

·        Túi, bao bì sử dụng cho mục đích đựng hàng miễn thuế giờ đây cũng được coi là hàng miễn thuế.

·        Quy định mới về thủ tục hải quan và giám sát hải quan được bổ sung cho hàng miễn thuế được vận chuyển giữa kho chứa hàng miễn thuế và tàu bay phục vụ bán hàng trên các chuyến bay quốc tế đi và đến Việt Nam trong trường hợp tàu bay nhập cảnh và xuất cảnh ở các sân bay quốc tế khác nhau.

NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG DỰ THẢO SỬA ĐỔI GẦN NHẤT CỦA LUẬT CHỨNG KHOÁN 2006

Dự thảo sửa đổi Luật Chứng Khoán 2006 mới nhất, so với dự thảo trước đó, đưa ra những điểm mới sau đây, bao gồm nhưng không giới hạn:

·           “Sở hữu gián tiếp” chứng khoán được xác định có nghĩa là việc sở hữu chứng khoán thông qua một “người có liên quan” hoặc thông qua ủy thác đầu tư.

·           Tiêu chí đánh giá một nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp được giảm xuống. Một công ty có vốn điều lệ đã góp đạt 100 tỷ đồng (khoảng 4,5 triệu đô la Mỹ) thay vì 1.000 tỷ đồng giờ đây có thể đủ điều kiện được công nhận như một nhà đầu tư chuyên nghiệp. Một cá nhân nắm giữ danh mục chứng khoán niêm yết đạt 2 tỷ đồng (thay vì một lượng giao dịch đạt 2 tỷ đồng mỗi tháng) hoặc thu nhập chịu thuế năm gần nhất đạt 1 tỷ đồng giờ đây có thể đủ điều kiện được công nhận như một nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Việc được công nhận như một nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là điều rất quan trọng vì chỉ có nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hoặc nhà đầu tư chiến lược mới có thể tham gia vào một đợt chào bán cổ phần riêng lẻ của một công ty đại chúng.

VIỆC SỬA ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ (GCNĐKĐT) CÓ CẦN THIẾT KHI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI MUA LẠI MỘT CÔNG TY TẠI VIỆT NAM

Khi một nhà đầu tư nước ngoài thành lập  một công ty ở Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài cần (1) nộp hồ sơ  đăng ký cấp GCNĐKĐT cho dự án đầu tư (Dự Án), và (2) nộp hồ sơ  đăng ký Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty dự án thực hiện dự án đầu tư (Công Ty Dự Án). Ngoài dự án đầu tư, GCNĐKĐT thường ghi nhận thông tin chi tiết về nhà đầu tư nước ngoài (nhà đầu tư ban đầu) và Công Ty Dự Án.