NGHỊ ĐỊNH MỚI VỀ PHÁT HÀNH RIÊNG LẺ TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP CỦA CÁC CÁC CÔNG TY VIỆT NAM

Vào tháng 12 năm 2018, Chính Phủ đã ban hành Nghị Định 163/2018 để thay thế Nghị Định 90/2011 về việc phát hành riêng lẻ trái phiếu doanh nghiệp của các công ty Việt Nam từ tháng 2 năm 2019. Nghị Định 163/2018 đưa ra một số điểm mới quan trọng như sau:

· Để có thể phát hành trái phiếu, một công ty không còn cần phải có lãi trong năm trước khi dự kiến phát hành. Thay vào đó, công ty chỉ cần hoạt động ít nhất một năm và báo cáo tài chính của công ty được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán viên đủ điều kiện. Tổ chức phát hành đã trải qua việc tái cấu trúc nhất định (ví dụ: sáp nhập, chuyển đổi hoặc chia tách) có thể dựa vào lịch sử hoạt động của các công ty liên quan khác để đáp ứng điều kiện hoạt động một năm;

· Giao dịch thứ cấp của trái phiếu phát hành riêng lẻ bị giới hạn trong phạm vi tối đa 100 nhà đầu tư, ngoại trừ các “nhà đầu tư chuyên nghiệp”, trong vòng một năm kể từ ngày phát hành. Hạn chế mới dường như nhắm vào thực tiễn phát hành trái phiếu riêng lẻ ngay từ đầu và sau đó bán lại cho các nhà đầu tư công chúng trên thị trường thứ cấp;

DỰ THẢO SỬA ĐỔI LUẬT CHỨNG KHOÁN 2006 CỦA VIỆT NAM

Bộ Tài Chính vừa công bố dự thảo sửa đổi mới nhất cho Luật Chứng Khoán 2006 ( Https://Tinyurl.Com/Ydc44zyd ), dự kiến sẽ được thông qua vào nửa cuối năm 2019. Dường như bất kỳ luật lớn nào ở Việt Nam sẽ cần phải trải qua những thay đổi lớn trong mỗi 10 năm dù những thay đổi đó có cần thiết hay không. Dự thảo sửa đổi bao gồm những thay đổi lớn sau đây liên quan đến quá trình tăng vốn:

· Việc phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu riêng lẻ giờ đây chỉ có thể được thực hiện cho ít hơn 100 “nhà đầu tư chuyên nghiệp”, một hoặc các “nhà đầu tư chiến lược”. Không có định nghĩa về “nhà đầu tư chiến lược”. Định nghĩa về “nhà đầu tư chuyên nghiệp” được sửa đổi để bao gồm (1) công ty niêm yết có vốn điều lệ từ 1000 tỷ đồng trở lên và (2) cá nhân có giá trị ròng cao (high net-worth individuals) có kinh nghiệm và đủ tiêu chuẩn hành nghề giao dịch chứng khoán.

LUẬT CẠNH TRANH 2018 CỦA VIỆT NAM

Luật Cạnh tranh mới (Luật Cạnh tranh 2018) sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2019 tại Việt Nam. Một số thay đổi quan trọng của Luật Cạnh Tranh 2018 như sau:

Phạm vi áp dụng rộng hơn: Luật Cạnh tranh 2018 giờ đây sẽ điều chỉnh bất kỳ hoạt động nào bất kể hoạt động đó thực hiện bởi pháp nhân, cá nhân Việt Nam hay nước ngoài gây hoặc có khả năng gây “tác động hạn chế cạnh tranh” đối với thị trường Việt Nam. Tác động hạn chế cạnh tranh có nghĩa là tác động loại trừ, làm giảm, sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường. Theo Luật Cạnh Tranh 2018, cơ quan cạnh tranh của Việt Nam sẽ có thẩm quyền rõ ràng để xử lý các hoạt động và giao dịch ngoài lãnh thổ có tác động đến thị trường Việt Nam. Ngoài ra, Luật Cạnh tranh 2018 hiện nay cũng áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp công lập như bệnh viện, hoặc trường học vốn về cơ bản không phải là doanh nghiệp.

GIAO DỊCH GIỮA SABECO VÀ THAIBEV – XÁC NHẬN “CHÍNH THỨC” VỀ CẤU TRÚC GIAO DỊCH CHUNG

Giao dịch giữa Sabeco và ThaiBev được CÔNG BỐ vào ngày thứ hai vừa qua (18/12/2017) đã chính thức trở thành giao dịch thâu tóm lớn nhất tại Việt Nam tính tới thời điểm hiện tại. Theo thông tin từ Báo Chí, cấu trúc giao dịch (xem ảnh minh họa dưới đây) có liên quan tới việc Vietnam Beverage thâu tóm 53.59% cổ phần tại Sabeco. Vietnam Beverage được sở hữu toàn bộ bởi CTCP Đầu tư F&B Alliance Việt Nam. Tiếp theo đó, Thai Bev sở hữu gián tiếp 49% vốn của CTCP Đầu tư F&B Alliance Việt Nam. Nhìn nhận về vấn đề này, dường như Thai Bev đang đầu tư vào Sabeco bằng cách thiết lập một nhà đầu tư “nội địa” thông qua nhiều lớp công ty khác nhau.