BẢO VỆ THÔNG TIN KHÁCH HÀNG TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG CỦA VIỆT NAM

Vào tháng 9 năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị Định 117/2018 về bảo vệ thông tin khách hàng trong lĩnh vực ngân hàng thay thế cho Nghị định 70/2000. Nghị Định 117/2018 áp dụng cho việc bảo mật, lưu trữ và cung cấp thông tin của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi chung là TCTD) liên quan đến tiền gửi và tài sản của khách hàng với TCTD. Nghị Định đưa ra các điểm đáng chú ý sau đây:

·         Nghị Định 117/2018 không áp dụng đối với, bao gồm nhưng không giới hạn, thông tin được xác định là bí mật nhà nước và được điều chỉnh bởi các quy định về bí mật Nhà nước. Theo Quyết Định 151/2003 cũ của Bộ Công An, thông tin về tiền gửi của khách hàng với một TCTD được phân loại là “bí mật Nhà Nước” ở cấp độ bí mật. Không rõ liệu việc phân loại này có còn hiệu lực bởi vì Quyết Định 45/2007 của Ngân hàng Nhà nước, văn bản được căn cứ theo Quyết Định 151/2003, không liệt kê thông tin tiền gửi của khách hàng là bí mật Nhà Nước. Nghị Định 117/2018 không làm rõ điều này;

SỬA ĐỔI MỚI VỀ QUY ĐỊNH ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC GIÁO DỤC TẠI VIỆT NAM

Tháng 6 năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 86/2018 về hợp tác và đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài (Nghị Định 86/2018). Nghị Định 86/2018 thay thế Nghị Định 73/2012 kể từ tháng 8 năm 2018. So với Nghị Định 73/2012, Nghị Định 86/2018 đưa ra những thay đổi đáng chú ý như sau:

·         Nghị Định 86/2018 không còn áp dụng đối với đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực đào tạo nghề. 

·         Lần đầu tiên, việc hợp tác liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài được cho phép ở tất cả các cấp học bao gồm các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Theo Nghị Định 73/2012, việc hợp tác liên kết chỉ được phép ở cấp giáo dục đại học.

·         Nghị Định 86/2018 quy định rõ ràng nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực giáo dục bằng cách góp vốn hoặc mua cổ phần và phần vốn góp từ (1) cơ sở giáo dục Việt Nam hoặc (2) một tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập cơ sở giáo dục tại Việt Nam . Nghị Định 86/2018 cũng định nghĩa một cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài là một cơ sở giáo dục do tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư.

·         Nghị Định 86/2018 tăng số lượng tối đa học sinh trong nước mà một trường tiểu học, trung học cơ sở hoặc trường trung học phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư có thể tiếp nhận tới mức 50% tổng số học sinh. Theo Nghị Định 73/2012, mức trần là 20%.

·         Nghị Định 86/2018 khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài khó đầu tư hơn vào các trường đại học ở Việt Nam bằng việc tăng số vốn đầu tư tối thiểu lên 1.000 tỷ đồng (từ 300 tỷ đồng).

Bài viết được đóng góp bởi Hà Kiều Anh, luật sư tập sự tại Venture North Law.

QUY ĐỊNH VỀ VÍ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

Ví Điện Tử là một công cụ quan trọng cho sự phát triển của các ngành công nghiệp thương mại điện tử và công nghệ tài chính. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành một số quy định về ví điện tử. Tuy nhiên, các quy định này dường như không đầy đủ.

Theo Nghị định 101/2012, ví điện tử được coi là dịch vụ trung gian thanh toán, trong đó người dùng ví được cấp một tài khoản kỹ thuật số liên kết với phương tiện điện tử (ví dụ: điện thoại di động) và có chứa một giá trị tiền tệ. Giá trị tiền tệ trong ví điện tử được bảo đảm bằng tiền được chuyển từ tài khoản ngân hàng của người dùng sang tài khoản của nhà cung cấp dịch vụ ví. Người dùng chỉ có thể nạp và rút tiền mặt từ ví điện tử thông qua tài khoản của người dùng. Các khoản tiền trong tài khoản của nhà cung cấp dịch vụ ví chỉ có thể được sử dụng để thanh toán cho nhà cung cấp dịch vụ hoặc hàng hóa, hoặc để hoàn trả lại cho người dùng ví. Luật Phòng Chống Rửa Tiền 2012 yêu cầu một nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử với tư cách như một tổ chức tài chính công nghệ mới phải gặp trực tiếp khách hàng của mình khi khách hàng thực hiện giao dịch lần đầu với nhà cung cấp dịch vụ.

LUẬT CẠNH TRANH 2018 CỦA VIỆT NAM

Luật Cạnh tranh mới (Luật Cạnh tranh 2018) sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2019 tại Việt Nam. Một số thay đổi quan trọng của Luật Cạnh Tranh 2018 như sau:

Phạm vi áp dụng rộng hơn: Luật Cạnh tranh 2018 giờ đây sẽ điều chỉnh bất kỳ hoạt động nào bất kể hoạt động đó thực hiện bởi pháp nhân, cá nhân Việt Nam hay nước ngoài gây hoặc có khả năng gây “tác động hạn chế cạnh tranh” đối với thị trường Việt Nam. Tác động hạn chế cạnh tranh có nghĩa là tác động loại trừ, làm giảm, sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường. Theo Luật Cạnh Tranh 2018, cơ quan cạnh tranh của Việt Nam sẽ có thẩm quyền rõ ràng để xử lý các hoạt động và giao dịch ngoài lãnh thổ có tác động đến thị trường Việt Nam. Ngoài ra, Luật Cạnh tranh 2018 hiện nay cũng áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp công lập như bệnh viện, hoặc trường học vốn về cơ bản không phải là doanh nghiệp.