SỬA ĐỔI MỚI VỀ QUY ĐỊNH ĐĂNG KÝ KINH DOANH ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY TẠI VIỆT NAM

Nghị Định mới (Nghị Định 108/2018) được ban hành ngày 23 tháng 8 năm 2018 đưa ra nhiều sửa đổi đối với các quy định đăng ký kinh doanh hiện hành theo Nghị Định 78/2015. Nghị Định 108/2018 sẽ có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 11 năm 2018. Dưới đây là một số thay đổi đáng chú ý:

·         Nghị Định 108/2018 làm rõ nội dung không quy định trong Nghị Định 78/2018 về việc các tài liệu sau đây trong hồ sơ đăng ký không bắt buộc phải đóng dấu của công ty: giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp; và quyết định, nghị quyết và biên bản họp.

·         Giấy ủy quyền, cho phép một người đại diện cho một doanh nghiệp thực hiện thủ tục với cơ quan đăng ký kinh doanh không còn cần phải được công chứng hoặc chứng thực.

·         Nghị Định 108/2018 bãi bỏ yêu cầu một doanh nghiệp chỉ có thể lập một “điểm kinh doanh” ở tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có trụ sở chính hoặc chi nhánh. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp có thể có điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố mà doanh nghiệp không có chi nhánh hoặc trụ sở chính tại đó.

·         Trường hợp đăng ký giảm vốn điều lệ, doanh nghiệp không còn bị yêu cầu phải nộp báo cáo tài chính mới nhất.

·         Liên quan tới các thay đổi về thông tin của cổ đông sáng lập, theo Nghị Định 108/2018, công ty cổ phần chỉ phải thông báo những thay đổi đó trong trường hợp cổ đông sáng lập không thanh toán đầy đủ số cổ phần đã đăng ký mua khi công ty được thành lập. Theo Nghị Định 78/2015, một công ty cổ phần cũng phải thông báo những thay đổi đó khi cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần của mình.

Bài viết được đóng góp bởi Hà Thành Phúc, luật sư tập sự tại Venture North Law.

TIÊU CHUẨN MỚI ĐỂ TRỞ THÀNH THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐỘC LẬP TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG Ở VIỆT NAM

Nghị Định 71/2017 thay thế Thông Tư 121/2012 về quản trị doanh nghiệp của công ty cổ phần đại chúng (CTCP Đại Chúng) từ ngày 01/08/2017. Nghị Định 71/2017 không có tiêu chí riêng để một người trở thành thành viên hội đồng quản trị (HĐQT) độc lập nhưng đề cập đến các tiêu chí theo Luật Doanh Nghiệp 2014. Bảng dưới đây so sánh các tiêu chí cũ đối với một thành viên HĐQT độc lập trong một CTCP Đại Chúng với các tiêu chí mới theo Luật Doanh Nghiệp 2014. Mặc dù trong một số lĩnh vực, Luật Doanh Nghiệp 2014 quy định các tiêu chí nghiêm ngặt hơn, Luật Doanh nghiệp 2014 có một số thiếu sót lớn (ví dụ, bao gồm thiếu sót trong việc loại trừ người quản lý của công ty liên kết hoặc người đại diện hoặc người có liên quan của cổ đông lớn trong CTCP Đại Chúng khỏi việc giữ chức vụ thành viên HĐQT độc lập của CTCP Đại Chúng).

Bài viết được đóng góp bởi Hà Thành Phúc, luật sư tập sự tại Venture North Law.

LUẬT CẠNH TRANH 2018 CỦA VIỆT NAM

Luật Cạnh tranh mới (Luật Cạnh tranh 2018) sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2019 tại Việt Nam. Một số thay đổi quan trọng của Luật Cạnh Tranh 2018 như sau:

Phạm vi áp dụng rộng hơn: Luật Cạnh tranh 2018 giờ đây sẽ điều chỉnh bất kỳ hoạt động nào bất kể hoạt động đó thực hiện bởi pháp nhân, cá nhân Việt Nam hay nước ngoài gây hoặc có khả năng gây “tác động hạn chế cạnh tranh” đối với thị trường Việt Nam. Tác động hạn chế cạnh tranh có nghĩa là tác động loại trừ, làm giảm, sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường. Theo Luật Cạnh Tranh 2018, cơ quan cạnh tranh của Việt Nam sẽ có thẩm quyền rõ ràng để xử lý các hoạt động và giao dịch ngoài lãnh thổ có tác động đến thị trường Việt Nam. Ngoài ra, Luật Cạnh tranh 2018 hiện nay cũng áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp công lập như bệnh viện, hoặc trường học vốn về cơ bản không phải là doanh nghiệp.

NGHĨA VỤ BẢO MẬT CỦA LUẬT SƯ TẠI VIỆT NAM

Luật sư tại Việt Nam phải tuân thủ nghĩa vụ bảo mật sau đây với khách hàng của mình, bao gồm:

·         Luật sư  tiết lộ thông tin về vụ, việc, và khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác (ví dụ, Bộ Luật Hình Sự 2015). Do nguyên tắc này quy định thêm việc “pháp luật có quy định khác”, luật sư không thể viện dẫn nguyên tắc này để từ chối yêu cầu cung cấp thông tin hoặc làm chứng chống lại khách hàng của mình trong một vụ án hình sự;

·         Luật sư không được sử dụng các thông tin về vụ, việc, và khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

·         Tổ chức hành nghề luật sư có trách nhiệm bảo đảm các luật sư và nhân viên trong tổ chức đó không tiết lộ thông tin về vụ, việc, và khách hàng của tổ chức đó; và